Tập Kosa cho chúng ta biết, một vị tu hành, trên con đường tiến triển theo
các Ksana này được gọi là Sraddhànusàrì (Tùy tín hành), Dharmànusàri
(Tùy pháp hành) hay Srotàpattiphalapratipannaka (Nhập Dự lưu quả
hướng) cho đến Sát-na thứ 15. Trong Sát-na thứ 16, vị này được xem là đã
an trú vào (sthita) trong Dự lưu quả và như vậy được xem là đã chứng được
Catuhsatyàbhisamaya (Tứ đế hiện quán). Sự chứng quả này, hay một cách
khác, sự thành tựu Darsanamàrga (Kiến đạo) khiến người tu hành thoát
khỏi phiền não Avastuka (tức là Thân kiến v.v...) và trở thành một vị Thánh
(Àrya), nghĩa là một người có khả năng trôi theo giòng Thánh vị Bát chánh
đạo. Vị ấy không còn gọi là Tùy tín hành hay Tùy pháp hành, và được gọi
là một vị Dự lưu.
Tiền Thánh vị, sự thật, định đoạt con đường tu hành về sau. Nếu chỉ mong
moksa (giải thoát) và Niết bàn và chất chứa các thiện căn không cao thượng
lắm như các nhà Tiểu thừa đã làm, người tu hành là một Sravaka (Thanh
văn). Nếu tha thiết chứng được Phật quả để cứu độ thế giới, nghĩa là phát
Bồ đề tâm và chất chứa thiện căn của một vị xuất chúng, người tu hành ấy
được gọi là một Bodhisattva (Bồ-tát).
Pramudita (Hoan hỷ địa)
Người tu hành, khi tâm trí đạt được những đức tánh nói trên, đã vượt khỏi
địa vị phàm phu và chắc chắn trở thành một vị Bồ-tát. Nay vị ấy được xem
là thuộc gia đình của Như Lai, trở thành Anavadya (không còn bị chỉ trích)
về tàn tích trong sự thọ sanh (sarva jàtivàdena), chấm dứt các đời sống thế
tình, hướng đến các đời sống xuất thế, an trú vào bình đẳng tánh của vị Bồ-
tát (Bodhisattvadharmatà), thiện trú trong vị trí của vị Bồ-tát, hiểu được
tánh bình đẳng, sẽ được nhận vào gia đình Như Lai trong tất cả thời, và
cuối cùng sẽ thành Phật. Vị Bồ-tát như vậy, khi còn trong địa này có
pràmodya (hân hoan), pra-sàda (tín), prìti (hỷ), utplàvanà (thượng hỷ),
udagrì (cực hỷ), usi (hương thơm), utsàha (tinh tấn), và trở thành
asamrambha (không có mạn), avihimsà (bất hại) và akrodhà (vô hận). Các