vị jinapùtras (Phật tử) trở thành hoan hỷ khi nghĩ đến các đức Phật, giáo
pháp, những Bồ-tát hạnh và các hạnh Pàramità (Ba-la-mật). Các vị này
hoan hỷ cũng vì tự biết mình ra ngoài các thế tình, gần Phật địa,
Jnànabhùmi (Trí địa) và đoạn trừ những đời sống ở địa ngục và ác thú. Các
vị này trở thành những ý chỉ cho mọi loài chúng sanh, luôn luôn ở trong
tầm nhãn quan của Như Lai và loại trừ mọi sự sợ hãi vì không có tham ái
cho mình và đối với sự vật. Các vị này không mong một ai giúp đỡ mình,
trái lại sẵn sàng giúp đỡ tất cả chúng sanh. Vì không có quan niệm về ngã,
nên không sợ chết, vì biết rằng mình có chết cũng luôn luôn hầu cận chư
Phật và chư vị Bồ-tát.
Rồi các vị Bồ-tát, với chí nguyện cao thượng và với tâm niệm Ðại bi lên
hàng đầu, cố gắng tinh tấn làm thêm các thiện sự. Vì các vị này có nhiều
Sraddhà (tín), prasàda (tịnh), adhimukti (thắng giải), avakalpanà (thực giải),
krpàkarunà (từ bi), mahàmaitri (Ðại từ), và với một tâm trí kiên trì với hrì
(tàm), apatràpya (quý), qsànti (nhẫn), sàvraty (trọng hậu), thán phục giáo lý
và nhờ thiện trí thức ủng hộ, các vị này được an trú trong Ðịa thứ nhất. Rồi
các vị này có những đại nguyện như sau:
1) Kính lễ chư Phật dưới mọi hình thức và hết sức trang trọng;
2) Bảo trì và gìn giữ giáo lý đức Như Lai;
3) Chứng kiến Phật xuất hiện trong mọi thế giới và theo hầu chư vị Bồ-tát
trong đời sống sau cùng của những vị này, từ khi xuống cung trời Ðâu suất
cho đến khi nhập Niết bàn.
4) Thực hành tất cả Bhùmi (Ðịa) với các hạnh Ba-la-mật;
5) Giúp chúng sanh được thuần thục và chứng toàn giác;
6) Làm cho thanh tịnh mọi Phật sát bằng cách viếng thăm các chỗ ấy;
7) Hiểu hết sự sai biệt vô lượng giữa sự vật trong mọi thế giới;