ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 274

Theo các nhà Tiểu thừa, người tu hành khi thành tựu các hạnh Bát nhã, trở
thành một vị A-la-hán. Ngài Buddhaghosa dành 20 chương cuối của tập
Visuddhimagga để giải thích mọi vấn đề liên quan đến Pannàbhùmi (Bát
nhã địa). Trong Ðịa này (Vis, tr.443-587) người tu hành được xem là phải
nghiên cứu, phân tích 5 uẩn, 12 xứ, 20 căn, 4 đế và 12 nhân duyên. Ðây chỉ
là bước đầu của sự tu tập về Pannàbhùmi. Nhờ các pháp môn này, người tu
hành thành tựu viên mãn Bhàvanàmàrga (Tu đạo vị). Chúng ta đã thấy, tu
đạo vị bắt đầu từ sát-na thứ 16, nghĩa là sát-na cuối cùng của Darsana-
màrga (Kiến đạo vị) khi người tu hành trở thành bậc Dự lưu (srotàpanna).
Như vậy người tu hành, trong khi tiến dần qua các vị trí giải thoát, thành
tựu viên mãn giới thanh tịnh và định thanh tịnh và một phần tuệ thanh tịnh.
Các Visuddhis (thanh tịnh vị) này như được phân loại trong tập
Visuddhimagga (tr. 443, 587 v.v...) và tập Abhidhammatthasangaha (Comp.
Of Phil. Tr.65 v.v...) gồm có Ditthivisuddhi (Kiến thanh tịnh),
Kankhàvitaranavimsudhi (Ðoạn nghi thanh tịnh: 16 loại nghi thuộc quá
khứ, hiện tại, vị lai đều được diệt trừ), Maggàmagganànadassanavisudbhi
(Ðạo phi đạo tu kiến thanh tịnh: Thanh tịnh do tri kiến phân biệt rõ ràng
chánh đạo và phi đạo), Patipadànàna dassanavisuddhi (Hành đạo tri kiến
thanh tịnh = Tri kiến thanh tịnh trong khi hành đạo) và
nànadassanavisuddhi (Tri kiến thanh tịnh) (Ngài Buddhaghosa gọi 5
visuddhi này là sarìra (thân) và sìla và cittavisuddhi là mùla (căn bản), Vis.
M. tr.443).

Trong giai đoạn A-la-hán, vị tu hành đoạn trừ 5 thượng phần kiết sử còn
lại, mọi phiền não (kilesas), lậu hoặc (àsavas) và cuối cùng hiểu rõ chân ý
nghĩa của 4 Ðế, nghĩa là được giác ngộ, tâm trí hoàn toàn giải thoát. Vị Bồ-
tát không còn phải tái sanh và sẽ chứng Niết bàn. Sự giải thoát này của các
vị A-la-hán cũng được các tác phẩm Prajnàpàramità và các phẩm Ðại thừa
khác xác nhận. Ðoạn văn được tả đại khái như sau: một vị A-la-hán là
ksìnàsrava (lậu hoặc trừ), Nisklesa (phiền não đoạn), Vasìbhùta (tự điều tự
phục), Suvimuktacitta (tâm trí giải thoát), Suvimuktaprajnà (trí tuệ giải
thoát), àjàneya (khó được tác thành), Kstakrtya (đã làm những việc đáng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.