ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 28

Ấn Ðộ cho đến khi chúng ta có tập Mìlindapanha. Theo tập này, vua
Milinda ở Sàgala (Sialkot, Lahore) rất chú ý đến đạo Phật, và Nàgasena
sinh ở Kajangala, phương cực đông của Majjhimajanapada, đến thăm vua,
đi ngang qua các xứ Vattaniya và Pàtaliputta. Nàgasena dừng tại
Sankheyyaparivena ở Sàgala, con đường của Nàgasena đi cho chúng ta
thấy đạo Phật đã truyền bá đến Sàgala (55) về phương Bắc.

Tàranàtha trái lại tiếp tục câu chuyện và cho chúng ta biết sự truyền bá đạo
Phật ở Ấn Ðộ sau vua A-dục. Nhưng vì Ngài phần lớn dựa theo truyền
thuyết Nhất thế hữu bộ cho nên phần lịch sử Ngài nói đến có thể xem là
lịch sử của phái Nhất thế hữu bộ. Ngài chép rằng Upagupta độ cho Dhitika
(56) sinh trưởng ở Ujjayinì, tại Mathura, chỗ ở thường nhật của Upagupta.
Sự lãnh đạo như vậy đã trao qua từ Upagupta đến Dhitika, và vị này truyền
bá đạo Phật rất mạnh và giáo hóa được Minàra, Vua xứ Tukhàra. Nhiều tu
sĩ đồng thời với Dhitika từ Kashmir đến tại chỗ này và xây dựng nền tảng
đạo Phật vững bền ở đây. Các vị này được sự ủng hô của vua Minàra và
Imhasa, (57) con vua Minàra. Rồi Dhitika đi đến Ðông Ấn ở Kamarùpa và
độ cho một Bà-la-môn giàu có tên là Siddha và xây dựng đạo Phật ở tại chỗ
này. Xong Ngài đi đến Màlava và độ cho một Bà-la-môn giàu có tên là
Adarpa và như vậy đạo Phật bắt đầu được truyền bá tại địa phương này.
Cuối cùng Ngài đến tại sinh quán Ujjayinì và sống những ngày cuối cùng
của đời Ngài tại đây. Ngài được Kàla và Krsna (58) kế vị và tiếp theo là
Sudarsana và Bharukaccha. Lãnh vực hoạt động phần lớn của cả hai vị Ty
kheo này là ở phía Tây (Sindhu) và phía Bắc (Kashmir) Ấn Ðộ. Krsna được
ghi chép là truyền bá đạo Phật đến Nam Ấn, kể cả các đảo nhỏ chung cả
Tích Lan và sau đó truyền bá đến Màhàcìna (59). Poshada, vị kế tiếp Krsna
truyền bá đạo Phật ở Orissa dưới triều đại vua Vigatàsoka (60). Tài liệu của
Tàranàtha đầy những chuyện thần thoại và do vậy không thể xem là chân
xác. Nhưng nhiều lời tuyên bố của Ngài không phải là vô lý và trong nhiều
trường hợp được các nhà chiêm bái Trung Hoa xác chứng. Do vậy những
tài liệu này cũng có giá trị của chúng, nhưng chúng ta phải dè dặt thận
trọng trong khi dùng đến.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.