ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 282

thái độ đối với các mẩu chuyện thần thoại, thuần tín ngưỡng cùng tin về các
đời sống củachư vị Bồ-tát. Các nhà Tiểu thừa, trung thành với triết thuyết
của mình, chỉ chấp nhận vào trong văn học các vị này, một đời sống đức
Phật, bắt đầu bằng một mẩu chuyện ngắn của đời sống tiền thân của vị Bồ-
tát, dươi nhan đề Dùrenidàna và Avidurenidàna (Viễn nhân duyên và cực
Viễn nhân Duyên), hay Nidàna này chỉ là tóm lược các mẩu chuyện rất phổ
thông trong hàng Ðại thừa. Và có những bằng chứng vay mượn mô phỏng,
dù rất thô sơ. Ngoài những danh từ như Buddhabija (Phật chủng tử) và
Abhinirhàna (Thành tựu, viên mãn), có đoạn Bà-la-môn Sumedha (Thiện
tuệ) nói rằng "tôi không cần đến Niết bàn do diệt trừ các phiền não. Như
đức Phật Dipankara (Nhiên Ðăng), tôi sẽ chứng vô thượng chánh đẳng
giác, và nhờ Pháp thuyền làm phương tiện, tôi sẽ hướng dẫn chúng sanh
vượt khỏi biển sanh tử và chứng Niết bàn". Câu này có vẻ rất Ðại thừa hay
ít nhất cũng là bán Ðại thừa. Nhưng các nhà Tiểu thừa không những bác bỏ
những phiếm luận siêu hình mà cũng bác bỏ luôn những danh sách quen
thuộc các hạnh Ba-la-mật của Ðại thừa. Tập Jàtaka (Tiền thân) và tập
Mahàbodhivàmsa (Trang 25 và 9) tuyên bố các pháp tác thành Phật
(Buddhakàraka) chỉ có 10 Ba-la-mật; dàna (thí), sila (giới), nekkhamma (ly
dục), pannà (tuệ), viriya (tinh tấn), khanti (nhẫn nhục), sacca (chân đế),
adhitthana (thọ trì), mettà (từ) và upekkhà (xả).

Về những thần thông đặc biệt của một đức Phật, các nhà Tiểu thừa nói đến
rất ít. Các tập Nikàya có chép các đức Phật (kể cả các vị Bích chi) tự mình
chứng vô thượng giác, nhờ theo những pháp môn chưa từng được nghe.
Một vị vô thượng giác diễn giảng chánh pháp, trở thành vị sáng lập một tôn
giáo, một bậc thiên nhân sư. Ngài là bậc toàn tri (Sabbannu) và tri giác của
Ngài về bất cứ vấn đề gì không cần Ngài phải chú tâm đến (àvajjanà). Ngài
có đủ 10 lực và 4 Vesàrajja (Vô sở úy). Trong tập Kathàvatthu (III, 1, 2) có
một cuộc thảo luận về vấn đề này. Vấn đề một Như lai có những năng lực
tương tự như vị Thanh văn hay không, một điểm được học phái Andhaka
đặt thành vấn đề, dựa theo đoạn văn của tập Anuruddha samyutta (V. tr.
304). Trong những thần thông của đức Phật đã được đề cập đến, thật không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.