ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 284

PHỤ LỤC

Vấn đề các tập Prajnàpàramità (Bát nhã Ba-la-mật)

Chúng ta đã thấy rõ tầm quan trọng của các tập Bát nhã Ba-la-mật trong
lịch sử văn học Phật giáo, và nhất là trong lịch sử nguồn gốc và sự phát
triển của Ðại thừa giáo. Từ một số khá lớn các tập Bát nhã Ba-la-mật bằng
tiếng Sanskrit, Hán tự và Tây tạng ngữ (danh sách các tập này được ghi
trong các tập Catalogue of the Chinese Buddhist Tripitaka của Nanjio và
tập Die Voelkommenheit der Erkenntuis của Walleser), cho chúng ta thấy
rõ trong một giai đoạn nào đó của Phật giáo, các tác phẩm Bát nhã Ba-la-
mật được xem là thiêng liêng và có giá trị nhất trong các tác phẩm Phật
giáo. Ngài Nàgàrjuna (Long thọ) xác nhận tầm quan trọng này bằng cách
soạn một luận sớ cho một tập Bát nhã Ba-la-mật và Ngài Asanga (Vô
trước) cùng một số luận sư khác đã để rất nhiều thì giờ và công lao để tìm
hiểu triết lý các tập này.

Tập Bát nhã Ba-la-mật xưa nhất

Năm tháng các bản Hán dịch các tập Bát nhã Ba-la-mật giúp chúng ta rất ít
để xác chứng tập nào là xưa nhất. Cho đến lý thuyết do một số học giả chủ
xướng rằng tập nào súc tích giản dị nhất là xưa nhất, lý thuyết này cũng
không giúp được bao nhiêu trong loại văn học đặc biệt này. Chúng ta được
biết bản dịch xưa nhất là bản Dasasàhasrika Prajaàpàramità (Bát nhã tập
thiên tụng) do Ngài Lokaraksà (Thế hộ) dịch vào khoảng 148 sau kỷ
nguyên. Ðiều kỳ lạ là bản dịch đặc biệt tập Bát nhã Ba-la-mật này không
được các nhà học giả Sanskrit biết đến. Tập Mahàvyutpatti (tr.65) chỉ nói
đến 6 tập Bát nhã (Satasahasrikà, Pancavimsátisá, Astasá, Phancasatikà,
Trisatikà và Satasàhasrikà) mà không nói đến tập này; ngoài ra Bendall,
R.L, Mitra, và H.P. Sástri phân loại nhiều bản thảo về Bát nhã Ba-la-mật

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.