Các bằng chứng về nội dung:
I- Quan điểm Ba thân
Cũng có một số bằng chứng về nội dung chứng minh tập Asta sớm hơn và
xưa hơn tập Sata và tập Pancavimsati, những bằng chứng này phần lớn
thuộc về quan niệm Sambhogakàya (Báo thân) và 10 Bhùmi (thập địa).
Như chương III đã nói tới, các nhà Yogàcàra chịu trách nhiệm về quan
niệm ba thân và Ngài Long thọ trong tập Mahàprajnàpàramitàsàstra chỉ nói
đến hai thân, Sắc thân và Pháp thân, không nói đến Báo thân.
Sambhogakàya được đặc biệt nói đến trong tập Pancavimsati, tập này được
soạn lại, nhưng sự diễn tả về Báo thân tương đương với quan điểm Pháp
thân của các nhà Ðại thừa đầu tiên và Tự thọ dụng báo thân của các nhà
Duy thức về sau. Nay vấn đề được đặt ra là quan điểm Sambhogakàya khi
nào được phổ thông? Quan điểm đầu tiên và rõ rệt nhất được tìm thấy trong
tập Lankàvatàra(Nhập lăng gìa), nhưng danh từ dùng không phải là
Sambhogakàya mà chính là Nisyanda (Ðẳng lưu) hay Dharmatànisyanda-
Buddha (Pháp tánh đẳng lưu Phật). Tập Lankàvatàra không được xem là
tập xưa nhất và chắc chắn ra sau tập Satasàhasrikà và tập này được tập
Lankàvatàra nói đến đích danh từ (tr.8). Trong tập Sata, danh từ
Nisyandakàya hay Sambhogakàya không được dùng đến, nhưng có đoạn
diễn tả Sambhokàya của đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Báo thân này được
gọi là Prakrtyàtmabhàva hay Àsecanakakàya (Vô yếm túc thân).
Ðoạn văn diễn tả Àsecanakakàya được dùng như đoạn mở đầu
(nidàna=Nhơn duyên) cho đoạn văn bàn về Bát nhã Ba-la-mật. Tập
Pancavimsati theo sát tập Sata gần như từng chữ một trong đoạn văn này và
như vậy không cần phải bàn đến. Tập Gadavyùha (Hoa nghiêm) hơn cả tập
Prajnàpàramità khi diễn đạt Buddhakàya (Phật thân) và hình như trí tưởng
tượng không thể vượt hơn những hình ảnh mà tác giả tập Hoa nghiêm đã
diễn tả. Ðoạn văn diễn tả Àsecanakakàya cũng được tìm thấy trong tập
Pháp Hoa, nhưng dè dặt và ít tưởng tượng hơn. Ðiều kỳ lạ là đoạn văn diễn