nhưng không gặp một bản thảo nào của tập Dasasàhasrikà; ngoài những sự
kiện trên, chúng ta cũng cần để ý rằng Sàntideva hay tác giả tập
Lankàvatàra có nhiều dịp đề cập đến tập Sata và tập Asta nhưng không bao
giờ đề cập đến tập Dasa. Cách giải thích độc nhất về sự im lặng của các học
giả Sanskrit, hoặc là tập Bát nhã Ba-la-mật này không xuất xứ ở Ấn Ðộ hay
tập này chỉ là một bản dịch của tập Asta. Nhưng một vấn đề lại được đặt ra
là vì sao trong các bản Hán văn lại có nhiều bản Hán dịch dịch tập Asta.
Một sự nghiên cứu tỷ mỉ các bản Hán dịch có thể đem lại nhiều kết quả rõ
ràng, nhưng đầu đề các chương trong các bản Hán dịch không giúp chúng
ta được bao nhiêu vì do các nhà dịch giả Trung Hoa tự tạo ra chứ không
dịch theo nguyên bản Sanskrit.
Nếu chúng ta chỉ y của theo truyền thống Tây tạng thời chúng ta sẽ xem tập
Asta là tập xưa nhất, vì tập này do Maitreya (Di lặc), thuyết giảng đầu tiên.
Thêm vào ý kiến của hai học giả Nanjio và Walleser, xem hai tập Dasa và
Asta là một, thì chúng ta có thể xem tập asta là xưa nhất. Tuy vậy, truyền
thuyết Népal xem tập Asta là bản tóm tắt chậm nhất của nguyên bản
Prajnàpàramità, tập này có đến 125.000 bài kệ, các bản tóm tắt xưa nhất là
tập Sata, rồi đến Pancavimsati và tập Asta.
Chúng ta có thể đến gàn sự thật hơn nếu chúng ta biết được nguyên bản mà
Ngài Long thọ đã làm bản luận sớ nổi danh Mahàprajnàpàramitasàstra.
Rosenberg xem nguyên bản ấy là tập Pancavimsati nhưng không nói rõ lý
do xuất xứ. Ở Nhật Bản người ta xem tập nguyên bản ấy là tập
Prajnàpàramità có tên là Ðại Minh Ðộ kinh, và theo Nanjlo, tập này là một
bản dịch của tập Asta. Tập Ðại Minh Ðộ kinh có đến 30 chương như một
vài bản dịch của tập Asta và Dasa và rất có thể là bản dịch của tập Asta.
Tuy vậy khi đem so sánh thì bản dịch không theo dùng nguyên bản Sanskrit
hiện tại. Hơn nữa số chương ở nguyên bản Sanskrit là 32, còn số chương
trong bản Hán dịch là 30, và nếu bản ấy là bản dịch của tập Asta, thời có
thể bản dịch ấy là một bản dịch khác biệt của đồng nguyên bản Sanskrit.