Văn học tối sơ đạo Phật, đặc biệt là Văn học Bát nhã Ba-la-mật thiếu hẳn
nghệ thuật lặp đi lặp lại, và do vậy đọc rất dễ chán nản. So sánh với các tác
phẩm triết học được sáng tác trước hay đồng thời với các tập Bát nhã Ba-la-
mật, những tập này thiếu hẳn sự chính xác về tư tưởng diễn đạt và về hành
văn, những khuyết điểm được bổ cứu bằng cách lặp đi lặp lại. Ví dụ, khi
nói đến mọi vật là Sùnya (không thực có), người đọc có thể nghi ngờ không
hiểu một đức Như Lai hay các vô vi pháp như Hư không hay Niết bàn có bị
chi phối hay không. Cho nên các tập Bát nhã Ba-la-mật đặc biết nhấn mạnh
là pháp nào, dù là Như lai, Niết bàn hay Hư không, cho đến các Sùnyatà
(không) cũng đều Sùnya như Nhãn (Caksu) hay Nhãn thức (Caksuvijnàna).
Một độc giả hiện đại có thể than phiền về khuyết điểm này khi phải đọc
trong một thời gian ngắn cả một loại văn học khổng lồ như vậy; nhưng các
tác giả các tập Bát nhã Ba-la-mật có đủ thời giờ và nhẫn nại để đọc và viết
những tác phẩm như vậy.
Các tập Bát nhã Ba-la-mật, như các tập triết học khác, phải đào thải nhiều
tư tưởng cũ đã ăn sâu bám rễ. Các tập này đặc biết nhắm vào các nhà Tiểu
thừa đã có mặt từ trước. Như chúng ta đã biết, các vị này đã ngự trị trên nền
văn học Phật giáo trong một thời gian khá dài, và đã xây dụng một gia tài
văn học khá phong phú về những giáo lý của mình, sự phân loại các pháp
và các phân tích tâm lý v.v... Các tập Bát nhã Ba-la-mật lựa những giáo lý
và giáo luật phổ thông nhất, và cố gắng nêu rõ dưới quan điểm mới của
mình mà các tập Bát nhã Ba-la-mật có trách nhiệm phổ biến, thời những
giáo lý và giáo luật ấy phải được xem như là danh xưng, không có thực tại.
Ví dụ: Một vị Bồ-tát trong khi thực hành hạnh Bát nhã Ba-la-mật không tự
xem là chấp trước hay không chấp trước một pháp nào, dù thuộc về 5 Uẩn,
6 Căn, 6 Xứ, 6 Thức, 4 Ðại địa, 12 pháp của lý Duyên khởi, 6 Ba-la-mật,
18 Không, 37 Pháp trợ đạo, các vô lượng pháp, Thiền định, các Samàpatti
(Ðẳng chí, thành tựu pháp), các àveni = kadharmas (Bất cọng pháp), các
bala (Lực), vaisàradyas (Vô sở úy), phala (Quả), Tathatà (Như tánh), àtman
(Ngã), Sukha (Lạc) v.v... Các vị này lặp đi lặp lại danh sách này để nhấn
mạnh rằng mỗi một pháp này không phải là Bồ-tát hay không khác là Bồ-