Bhùmi (Ðịa) và giải thích các vấn đề Sùnyatà (Chơn không), Samàdhi v.v...
những vấn đề này chỉ được tập Asta kê tên và đề cập sơ qua, như vậy chúng
ta có thể nói tập Sata dùng tập Asta chứ không phải trái ngược lại. Lại nữa,
một số tập Bát nhã Ba-la-mật là những bản tóm tắt từ tập Sata. Tập
Pancavimsati rõ ràng là tóm tắt từ tập Asta, bỏ quên những đoạn kê danh và
những đoạn lặp lại cách dùng những chữ như Yàvad, peyyàlam hay ghi
chép đầy đủ các danh từ tích cực và lược bỏ các danh từ tiêu cực. Tóm lại,
tập Pancavimsati cố gắng gìn giữ nguyên bản một cách hết sức đúng mức.
Rất gần đây, một mảnh bản thảo của một tập Bát nhã Ba-la-mật (18 tờ)
được tìm thấy ở Trung Á và được đăng ở tập "Memoirs of the
Archaeological Survey of India" (số 32). Ông Bidyabinod, cho in mảnh bản
thảo, tin rằng bản thảo nay thuộc một thời đại trước kỷ nguyên 580 năm vì
viết bằng chữ Gupta đứng. Ông cũng nêu lên nội dung và cách hành văn
của bản này rất giống với tập Sata và bản thảo này có thể xem là một bản
tóm tắt chương VII-XI của tập Sata, đề cập đến các vấn đề như Ba-la-mật,
Chơn không, Thiền định và các Pháp Bồ đề phận, theo sát những đoạn văn
tương đương trong tập Pancavimsati, và có những sai khác nhỏ như
Dharmebhyah thế cho dharmaih, hay bàhya thế cho bahirddhàh. Mảnh bản
thảo này có thể xem là bản sao của nguyên bản tập Pancavimsati, nhưng
những đoạn văn trong tập này rất là phổ thông, và khó lòng xem đó chỉ là
vản sao của tập Pancavimsati, chứ không phải tập Astadasa hay tập nào
khác. Tuy vậy, mảnh bản thảo này không thể xem là bản sao của tập Sata,
vì có nhiều đoạn thật sự là những đoạn tóm tắt của tập Pancavimsati. Ở
Tích Lan gần đây cũng tìm được một số bia ký ghi chép những đoạn văn
của tập Bát nhã Ba-la-mật (Ceylon Journal of Science II) chúng tương
đương với phần duyên khởi của tập Sata và tập Pancavimsati; các điểm
tương đồng tuy nhiều, nhưng không thể xem là hoàn toàn giống nhau. Như
vậy, hình như số bia ký cũng là những đoạn lấy từ một bản hiệu đính hoặc
của tập Pancavimsati hay của tập Astadàsa.