ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 289

Astadasasà, Dasasà, Astasà, Saptasátiká, Ardhas Atikà, và cuối cùng là tập
Ekàksarè. Thực sự các tập Bát nhã Ba-la-mật này, trừ ba hay bốn tập đầu
không phải là những tập tóm tắt các tập lớn hơn, mà chỉ là những tập độc
lập soạn thảo và biên tập bởi nhiều tác giả sai khác trong những thời gian
sai khác. Nội dung của mọi tác phẩm dĩ nhiên là giống nhau, nghĩa là sự
thiết lập triết thuyết mới về Chơn không (Sùhyatà) và xác chứng với sự
thực hành hạnh Bát nhã Ba-la-mật mà thôi. Có nhiều vấn đề phụ thuộc
được các tập Bát nhã Ba-la-mật lớn vô tâm đề cập đến và trao lại cho các
tập Bát nhã nhỏ hơn, như 18 loại Sùnyatà, 118 Samàdhi (Ðịnh), các loại
Caksu (Nhẫn) sai khác, các loại Bodhi paksikadharma (các pháp Bồ đề
phận). Theo ý tôi, các tập Bát nhã Ba-la-mật lớn không phải chỉ là những
tập nhỏ được bàn luận rộng lớn hơn; và không gì quá đáng hơn nếu xem tập
Vajracchedikà (Kim cang kinh) chỉ là bản tóm tắt tập Sata., hay tập
Ekáksari đề cập tất cả những gì tập Bát nhã Ba-la-mật đã đề cập đến.

Trái với truyền thống cho rằng các tập Bát nhã Ba-la-mật nhỏ là những tập
tóm tắt các tập lớn, một số học giả Ðông phương học lại có quan điểm trái
ngược. Tiến sĩ Tucci là một vị chủ trương quan điểm này. Trong bài giới
thiệu tập Saptasatikà, ông nói: "Trừ vài ngoại lệ hiếm hoi, các tập lớn chỉ
bàn luận rộng lớn hơn và nhấn mạnh thêm những quan điểm căn bản, cốt
tủy của tập Prajnàpàramità. Các quan điểm căn bản ấy được tìm thấy một
cách vắn tắt và không có lặp đi lặp lại quá đáng trong các tập Bát nhã ngắn
hơn. Tập Saptasatikà đề cập ngay đến vấn đề căn bản, không lặp đi lặp lại,
giải thích đề tài chính trong một cuộc đối thoại mà các tham dự viên là đức
Phật, Ngài Văn Thù và Sàradvatiputra".

Giáo sư Tucci quên đi sự kiện là tập Saptasatikà chỉ đề cập sơ qua một số
vấn đề rộng lớn, được các tập Bát nhã Ba-la-mật khác bàn đến, và không
được xem là chỉ tóm tắt một tập Bát nhã Ba-la-mật lớn khác. Nếu theo luận
điệu của giáo sư cho đến tột cùng, chúng ta có thể nói một câu rằng,
Sùnyatà (Chân không) là lời dạy của các tập Bát nhã Ba-la-mật và bao gồm
nội dung của tất cả nền văn học này. Quan điểm được giáo sư Tucci chấp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.