ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 44

đây chỉ là giới hạn thời gian cuối cùng của các tập này mà thôi. Vì không
có những tài liệu cụ thể về giới hạn thời gian sớm nhất, chúng ta phải để ý
đến tính chất nội dung những tập này, nêu rõ thời gian khi các nhà Ðại thừa
đang cố gắng phủ nhận giá trị của những nhà Tiểu thừa.

Tập Prajnàpàramita đầy những danh từ chuyên môn và hành văn Tiểu thừa
với mục đích nêu rõ lập trường không vững mạnh của Tiểu thừa, như thế
nào các nhà Tiểu thừa bị mê lầm bởi những ảo ảnh thiển cận của tôn giáo
và sự thấp kém về giác ngộ của hàng Tiểu thừa, so sánh với trí tuệ của vị
Bồ-tát thực hành Bát nhã ba la mật. Tập Sadharmapundarika tự nhận lấy
trách nhiệm nêu rõ sự thiển cận của trí giác Tiểu thừa, tuy vậy cũng vẫn có
thể tiến trên con đường tu hành và cuối cùng theo Ðại thừa để chứng ngộ
chân lý. Tập Gandavyùha cố gắng diễn tả sự phấn đấu lớn lao của một Bồ-
tát, sự phấn đấu vượt ngoài khả năng của một vị Tiểu thừa để học
Samantabhadrabodhi-sattvacaryà; Sudhanu yết kiến nhiều vị Bồ-tát, Tỳ
kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di, mỗi vị tinh thông một phần nào
trong hạnh nguyện Phổ hiền và học những hạnh nguyện từ những vị ấy.
Tập Dasabhùmikasùtra, như đề sách nêu rõ, nói đến những phương pháp
thực hành liên hệ đến các bhùmi, những giai đoạn tuần tự của một vị Bồ-tát
tiến đến Thánh quả. Tập này cũng không bao giờ bỏ lỡ cơ hội để công kích
các vị Tiểu thừa và nêu rõ bốn Bhùmi cuối cùng hoàn toàn vượt ngoài khả
năng của các vị Thanh văn. Tập Lankàvatàra, một trong những tập của loại
này được dịch ra Hán văn, có trình bày hệ thống tư tưởng của phái
Yogàcàrà sớm nhất, và luôn luôn nhắc đi nhắc lại cũng một đề tài nghĩa là
các nhà Tiểu thừa chỉ để ý đến Svasàmànyalaksana (tính cách đặc biệt và
phát sanh của sự vật) và không biết đến sự không hiện hữu của các pháp.

Các tác phẩm Ðại thừa tiếp theo là những tác phẩm của Nàgàrjuna, Asanga,
Àryadeva, Vasubandhu v.v... Dù cho mục đích của những bài kệ của
Nàgàrjuna là để nêu rõ sự hiện hữu tương đối của các pháp và chân lý chỉ
có thể tự mình tự giác chứng với mình, Ngài cũng đề cập đến những giáo lý
chính của học phái Tiểu thừa và nêu rõ sự rỗng tuếch của chúng, đứng trên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.