ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 56

CHƯƠNG HAI - NHẬN XÉT
TỔNG QUÁT VỀ SỰ LIÊN HỆ
GIỮa TIỂU THỪA VÀ ĐẠI
THỪA

Trong suốt trường sử Phật giáo, đồng nhất trong khác biệt là một đặc tính
nổi bật. Mỗi học giả hay tín đồ Phật giáo, bất cứ thời nào hay chỗ nào, đều
công nhận đức Phật dạy một con đường Trung đạo (Madhyamà pratipad),
gồm có một giáo lý tránh xa hai cực đoan: Sự hiện hữu và không hiện hữu,
(1) thường còn và không thường còn của thế giới và vạn hữu, một kỷ luật
tránh xa khổ hạnh và một đời sống dục lạc. Không nghi ngờ giá trị giáo lý
của vị Ðạo sư về hai cực đoan, các triết gia Phật giáo tìm thấy đầy đủ tự do
để biện luận về con đường Trung đạo, nhưng các vị này không đồng chung
quan điểm về một đời sống mà đức Phật muốn hướng dẫn mọi người theo.
Một số người cho rằng đời sống ấy là đời sống của vị tu sĩ nhận thức được
tánh vô thường của sự vật gồm cả tự ngã; một số người khác lại cho rằng
chính là một đời sống ở trongvà ngang qua đời sống hiện tại và nhận thức
được rằng hoàn toàn không có sai khác gì giữa mình và mọi vật trên thế
giới, hay trong danh từ các tác phẩm Ðại thừa, giữa Samsàra (Luân hồi) và
Nirvàna (Niết bàn). Cho đến các công thức Sarvam duhkam, Sarvam
anityam và Sarvam anàtmam (tất cả là khổ đau, tất cả là vô thường, tất cả là
vô ngã), ba Pháp Ấn của đạo Phật cũng mất giá trị trong con mắt các Phật
tử hậu thế, các vị Ðại thừa. Tuy nhiên, Nirvànam Sàntam (Niết bàn tịnh lạc)
(2) trái lại không bao giờ mất sự hấp dẫn với các nhà tư tưởng đạo Phật.
Hầu hết các vị này đều xem Niết bàn là Sànta (Tịnh lạc) (nghĩa là không bị
sanh tử chi phối) vượt ngoài ngôn ngữ văn tự và không sanh không diệt.
Niết bàn thường được diễn tả bằng những câu quen thuộc như sau:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.