ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 74

đế. Quan điểm này cũng dựa vào tập Pundarika, tập này cố gắng cho rằng
Tiểu thừa chỉ là một phương tiện thiện xảo (upàya- kàusalyà) do đức Phật
Thích Ca chấp nhận để lôi kéo những người có trí óc tầm thường vào đạo
Phật, rồi từ đó cuối cùng hướng đến Ðại thừa. Tập Pundarika rất được các
nhà Ðại thừa hoan nghênh và ảnh hưởng rất mạnh đến tư tưởng các nhà Ðại
thừa. Những lời tuyên bố này có giá trị đứng về phương diện của chúng, vì
mục đích chính của chúng là sự hòa giải giữa Ðại thừa và Tiểu thừa. Các
nhà Tiểu thừa, như Ngài Xá Lợi Phất, được xem là thâu nhận nhiều công
đức trong các đời sống quá khứ như các vị Bồ-tát nhưng nay các vị ấy
không thể nhớ được (46).Chính vì để nhắc nhở các vị này về những công
đức ấy và những lời thề nguyện các vị này đã phát nguyện trong các đời
quá khứ mà tập Pundarika được giảng cho hàng Thanh văn (47).

Dù cho tập này từ đầu đến cuối nói đến sự ưu thắng của giáo ly và phương
pháp tu hành Ðại thừa đối với Tiểu thừa, nhưng tập này không khinh Tiểu
thừa là vô dụng, mà cố gắng nêu rõ Tiểu thừa là một xảo phương tiện
(upàyakausalya) đức Phật dùng để thích ứng với hạng đệ tử còn sút kém về
trí thức và khả năng tâm linh và là một nấc thang đưa đến Ðại thừa. Những
vị đạt đến giai đoạn tu chứng cao nhất nhờ giáo lý Tiểu thừa hướng đến có
thể trở thành Ðại thừa và cuối cùng thành Phật.

Sự thật, tập này đã dành một đoạn khá dài để nêu rõ sự hối hận của các vị
Tỷ kheo như Sàripu tra (Xá Lợi Phất), Kàsyapa (Ca Diếp), Subhùti (Tu Bồ
Ðề), Mahàkàtyàyana (Ma Ha Ca Chiên Diên), Mahàmaudgalyàyana (Ma
Ha Mục Kiền Liên), Pùrna Maitràyanìputra (Mản Từ Tử, Phú Lâu Na Di
Ða La Ni Tử), Ànanda (A Nan), Ràhuala (La Hầu La), và những vị khác
cùng với các Tỷ kheo ni Mahàprajàpatì Gautami (Ma Ha Bà Xà Bà Ðề,
Kiều Ðàm Di), Ràhulamàtà (mẹ của La Hầu La). Những vị này rất được
các hàng Tiểu thừa kính trọng vì cao độ tu chứng tâm linh và thánh quả.
Những vị này khi đã về già mới hối hận vì phải theo một phương pháp thấp
kém, vì các vị này không đủ khả năng để hiểu thấu bí giáo (samdhàbhàsà)
của đức Phật và không được tận hưởng lợi ích của giáo pháp đức Phật. Lời

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.