ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 72

này đặt ưu tiên nguyên thủy cho Tiểu thừa như sẽ được thấy trong cách
phân loại sau đây:

(a) Phái Hiền thủ sắp đặt các truyền thống Nhật Bản về những hình thức
Phật giáo theo thứ tự niên đại như sau:

1/ Tiểu giáo hay lời dạy nguyên thủy; 2/ Thủy giáo hay sự bắt đầu của chân
giáo (giai đoạn chuyển tiếp); 3/ Chung giáo hay sự phát triển cuối cùng của
chân giáo; 4/ Ðốn giáo hay Thiền học (40); và 5/ Viên giáo hay sự phát
triển vẹn toàn của mọi học phái.

(b) Tôn Thiên thai theo thứ tự như sau:

1/ Tạng giáo hay thủy giáo; 2/ Thông giáo hay giáo lý trong thời đại chuyển
tiếp; 3/ Biệt giáo hay tân giáo; và 4/ Viên giáo hay sự phát triển vẹn toàn
của mọi học phái (41).

Tuy vậy, tôn Thiên thai thêm rằng các loại kinh Avatamsakasùtra (Hoa
nghiêm) được giảng dạy đầu tiên, nhưng vì các đệ tử không hiểu thấu, nên
các tập Àgamas (A hàm) được giảng thế. Rồi, sau khi đức Phật có một số
đệ tử đầy đủ khả năng tâm linh hơn, những mật giáo trong tập
Prajnàpàramità và các tác phẩm tương tự được giảng dạy. Cả hai truyền
thống đều ủng hộ quan điểm rằng cả hai hình thức giáo lý đều được đức
Phật thuyết dạy trong khoảng bốn mươi năm.

Truyền thuyết Tây Tạng đi xa hơn và tuyên bố rằng Sakyamuni giảng dạy
kinh Prajnàpàramità, 16 năm sau khi chứng quả Bồ đề, tức lúc Ngài 51
tuổi, khi Ngài ở tại núi Linh Thứu, và thêm rằng chính Ngài Ca Diếp (42)
kiết tập các lời dạy ấy.

Những ai suy xét cách hành văn, nội dung giáo lý và những vấn đề khác
được bàn đến trong tập Gandavyùha, một tác phẩm cựu trào về loại
Vavatamsaka (Hoa nghiêm), đều không còn nghi ngờ gì về tính cách hậu
đại của loại văn học này. Không những trễ hơn các tập Tiểu thừa Àgama,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.