ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 70

vacanà (Phật thuyết hay nhất thế trí thuyết) nếu kinh điển của Phật được gìn
giữ một cách trung thành.

Lập luận của Sàntideva có thể nêu lên vị trí mâu thuẫn của các nhà Tiểu
thừa nhưng không chứng minh được kinh điển Ðại thừa chính do đức Phật
dạy.

III) Ý kiến của các học giả Nhật Bản về sự chính xác của Ðại thừa

Nay chúng ta hãy tìm đến các học giả hiện đại và xem các vị này nói gì về
sự chính xác của Ðại thừa và của kinh điển Ðại thừa.

Ông Suzuki theo một chiều hướng lý luận khác hẳn các học giả thời xưa.
Ông cố gắng nêu rõ sự tương tự giữa đạo Phật và đạo Cơ Ðốc và nói rằng
nếu đạo Tin Lành được xem là lời dạy chân xác của Jesus ở Nayareth, thời
Ðại thừa Phật giáo cũng phải được xem là lời dạy chân xác của đức Phật
Sàkyamuni. Lập luận này có thể giúp ông Suzuki trong một cuộc biện luận
của một vị bênh vực đạo Tin Lành chính thống nói về Ðại thừa, nhưng
trong một cuộc phê bình về lịch sử, lập luận này không có giá trị. Tuy vậy,
ông cũng đã nêu lên được thực trạng của vấn đề khi ông nói, trong một
đoạn khác, rằng Ðại thừa không phải là một tôn giáo hóa thạch mà chính là
một tôn giáo linh hoạt như đạo Cơ Ðốc và dù cho có "một vài sự thay đổi
trong sự diễn tiến lịch sử của Ðại thừa Phật giáo, tinh thần và những tư
tưởng chính yếu vẫn giống với vị sáng lập tôn giáo". Ông nói thêm rằng
nếu chúng ta hiểu danh từ "chính xác" là một sự bảo thủ tiêu cực của
nguyên thủy Phật giáo, thì Ðại thừa không phải là lời dạy chính xác của
đức Phật, nhưng các nhà Ðại thừa rất hãnh diện về sự kiện này, vì là một
sức mạnh tôn giáo linh động, Ðại thừa không bao giờ tự bằng lòng trở
thành một cái xác không hồn của một tôn giáo đã qua". Sau cùng, ông nói:
"Như vậy nào có quan hệ gì vấn đề Ðại thừa là lời dạy chính xác hay không
chính xác của đức Phật" (37).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.