ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 76

ảnh hưởng của Ngài, sẽ phát tâm ao ước Như lai trí (tathàgatajnàna) và cuối
cùng sẽ chứng ngộ được trí này (51).

Ví dụ tốt đẹp sau đây được dùng trong tập này nêu một cách rõ rệt mục
đích của tập Pundarika, nghĩa là tất cả vị Tiểu thừa cuối cùng rồi cũng
thành Phật dù cho các vị này không cố gắng đạt tới hay các vị này nghĩ
rằng mình không thể đạt tới: Một người chỉ đường hướng dẫn một số đông
người đến nước Mahàratnadvìpa và phải đi ngang qua một khu rừng rộng
lớn. Sau khi đi một khúc đường, các người này mệt mỏi, hốt hoảng và đòi
trở về. Người chỉ đường có khả năng rất thiện xảo về phương tiện (upàya-
kusala) dùng thần thông hiện ra một nước khác rồi bảo các người đi đường
tạm nghỉ ở nơi đây. Sau khi mọi người được nghỉ ngơi và khỏe khoắn trở
lại, người chỉ đường khiến nước ấy biến mất và nói cho các người ấy biết
nước ấy chỉ là một nước được hóa phép giả tạo của mình và nay phải đi tới
nước Mahàratnadvìpa. Cõi nước được biến hiện là Niết bàn của Tiểu thừa,
còn Mahàratnadvìpa với là mục đích cứu cánh (tức là Phật quả) (52).

Những ví dụ này nêu rõ mục đích rõ rệt của tập kinh này. Tập này không
phủ nhận địa vị ưu tiến của Tiểu thừa, nhưng muốn đặt Tiểu thừa vào một
địa vị phụ thuộc Ðại thừa, với thâm ý muốn chứng tỏ lời dạy chân chính
của đức Phật không phải là Tiểu thừa mà chính là Ðại thừa.

Hai lời tuyên bố được dùng để chứng minh Ðại thừa là lời dạy trung thực
của đức Phật

Tập Saddharmapundarika dùng hai lời tuyên bố trong văn học Tiểu thừa để
chứng minh Ðại thừa là chân chính trung thực và chứa giữ những lời dạy
quan trọng của đức Phật.

1/- Lời tuyên bố đầu tiên là đức Phật, sau khi giác ngộ đã ngần ngại không
biết nên truyền thuyết sự thật hay nhập Niết bàn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.