mầm loạn thiên hạ, có khác gì Lâm Phủ gian phi; một sớm nổi quân phản
Ngũ Dương
2309
, đã xảy ra loạn Lộc Sơn nghịch tặc. Trăm họ vì thế mà xôn
xao, chín miếu vì thế mà kinh động. Đáng lẽ phải liều mình báo nước, để
chuộc tội bán nước hại dân; thế mà lại tham sống sợ chết, đành làm kẻ thờ
thù, theo giặc. Làm tôi giặc Cảo, lâu đến ba năm; giúp ngầm giặc Cảo, có
đến trăm cách.
Chiếu nguỵ, dụ nguỵ, sắc nguỵ, phong tước danh để lừa dối dân ngu; kẻ
hiểm, hành hiểm, lời hiểm, xưng đầu mục để cầu phong ngoại quốc. Thực
không bằng loài chó lợn, lại kém cả lũ kiến ong. Nay xin kính cẩn tâu lên".
Quảng Độ bị xử tử.
[41b] Cho Nguyễn Mậu làm tham chính Hải Dương kiêm tán lý quân vụ ở
dinh Quảng Phúc bá Nguyễn Khắc Nhượng. Trước đây, Mậu làm Hiến sát
sứ Thanh Hoa về nhà chịu tang, khi hết tang lại vào Kinh. Bấy giờ gặp lúc
Trần Cảo làm loạn, Mậu không chịu theo mệnh lệnh của giặc. Triều đình
cho là Mậu có sĩ vọng, lại cho làm tham chính bản xứ và kiêm chức tán lý;
không bao lâu, được thăng Thái bộc tự khanh.
Năm ấy, trong nước đói to, xác người chết đói nằm gối lên nhau. Những
nơi trải qua binh lửa như Đông Triều, Giáp Sơn ở Hải Dương, Yên Phong,
Tiên Du, Đông Ngàn ở Kinh Bắc là càng đói dữ. Bấy giờ, vua còn bé, thế
nước lâm nguy, các tướng đều tự xưng hùng xưng bá, gây ra hiềm khích
với nhau. Thiết Sơn bá Trần Chân đã đuổi Nguyễn Hoằng Dụ, vẫn trấn giữ
Kinh sư.
Vua sai Tả hiển Thiết Thành bá và tướng mới hàng là bọn Nguyễn Công
Độ đem quân bộ, Mạc Đăng Dung đem quân thuỷ đuổi bọn Hoằng Dụ
[42a] chạy vào huyện Thuần Hựu
2310
(nay đổi thành Thuần Lộc, vì tránh
tên huý của Chân Tông). Quan quân đào mả Nguyễn Văn Lang là cha
Hoằng Dụ, chém lấy đầu. Hoằng Dụ lại hội quân chống nhau với quan
quân. Nhân đó Hoằng Dụ gửi bức thư và một bài thơ
cho Mạc Đăng Dung. Mạc Đăng Dung nhận được thư và thơ đó, liền đóng
quân không đánh. Bọn Hoằng Dụ được toàn quân chạy về.
Định lệnh thưởng công vận tải thóc công ở Thuận Hoá. Những người vận