trăm trứng), là tổ của Bách Việt. Một hôm, vua bảo Âu Cơ rằng: "Ta là
giống rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó".
Bèn từ biệt nhau, chia 50 con theo mẹ về núi, 50 con theo cha về ở miền
Nam (có bản chép là về Nam Hải), phong cho con trưởng làm Hùng
Vương, nối ngôi vua.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Khi trời đất mới mở mang, có thứ do khí hóa ra,
đó là Bàn Cổ thị. Có khí hóa ra rồi sau có hình hóa, không thứ gì ngoài hai
khí âm dương cả. Kinh Dịch nói: "Trời đất nung ủ, vạn vật thuần hóa, đực
cái hợp tinh, vạn vật hóa sinh"
10
. Cho nên có vợ chồng rồi sau mới có cha
con, có cha con rồi sau mới có vua tôi. [2b] Nhưng thánh hiền sinh ra, tất
có khác thường, đó là do mệnh trời. Nuốt trứng chim huyền điểu mà sinh ra
nhà Thương
11
, giẫm vết chân người khổng lồ mà dấy nhà Chu
12
, đều là ghi
sự thực như thế. Con cháu Thần Nông thị là Đế Minh lấy con gái Vụ Tiên
mà sinh Kinh Dương Vương, tức là thủy tổ của Bách Việt. Vương lấy con
gái Thần Long sinh ra Lạc Long Quân, Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai
mà có phúc lành sinh trăm con trai. Đó chẳng phải là cái đã gây nên cơ
nghiệp của nước Việt ta hay sao? Xét sách Thông Giám Ngoại kỷ (4)
13
nói:
Đế Lai là con Đế Nghi; cứ theo sự ghi chép ấy thì Kinh Dương Vương là
em ruột Đế Nghi, thế mà kết hôn với nhau, có lẽ vì đời ấy còn hoang sơ, lễ
nhạc chưa đặt mà như thế chăng?
Hùng Vương
[3a] Con Lạc Long Quân (không rõ tên húy)
14
, đóng đô ở Phong Châu (nay
là huyện Bạch Hạc)
15
.
Hùng Vương lên ngôi, đặt quốc hiệu là Văn Lang (nước này đông giáp biển
Nam Hải, tây đến Ba Thục, bắc đến hồ Động Đình, nam giáp nước Hồ Tôn,
tức nước Chiêm Thành, nay là Quảng Nam), chia nước làm 15 bộ là: Giao
Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền,
Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Tân Hưng, Cửu Đức;
đều là đất thần thuộc của Hùng Vương; còn bộ gọi là Văn Lang là nơi vua
đóng đô
16
. Đặt tướng văn gọi là Lạc Hầu, tướng võ gọi là Lạc Tướng (chữ
Lạc Tướng, sau chép sai là Hùng Tướng
17
). Con trai vua gọi là Quan Lang,