bầy tôi dâng tù binh hơn 5 nghìn tên và các thứ vàng bạc châu báu. Xuống
chiếu cho các tù binh đều được nhận người cùng bộ tộc, cho ở từ trấn Vĩnh
Khang
486
đến Đăng Châu
487
(nay là Quy Hóa), đặt hương ấp phỏng tên gọi
cũ của Chiêm Thành.
Vua sai đặt cũi lớn ở Dâm Đàm (tức là Hồ Tây ngày nay), lấy con voi thuần
của Chiêm Thành làm mồi nhử voi rừng vào trong cũi, vua thân đến bắt.
Mùa đông, tháng 11, ban thưởng cho những người có công đi đánh Chiêm
Thành: có công từ lục phẩm trở lên, thưởng áo bào gấm, từ thất phẩm trở
xuống [36a] thưởng áo là. Bề tôi xin đổi niên hiệu là Thiên Cảm Thánh Vũ,
tăng tôn hiệu thêm tám chữ là Thánh Đức Thiên Cảm Tuyên Uy Thánh Vũ.
Vua y theo. Xuống chiếu rằng: "Đánh dẹp phương xa, tổn hại việc nông,
ngờ đâu mùa đông năm nay lại được mùa lớn! Nếu trăm họ đã đủ thì trẫm
lo gì không đủ? Vậy xá cho thiên hạ một nửa tiền thuế năm nay, để úy lại
sự khó nhọc lặn lội".
Xuống chiếu cho Quyến khố ty
488
, ai nhận riêng một thước lụa của người
thì xử 100 trượng, từ 1 tấm đến 10 tấm trở lên thì [phạt trượng] theo số tấm,
gia thêm khổ sai 10 năm.
Tháng 12, ngày mồng 1, đặt trạm Hoài Viễn ở bờ sông Gia Lâm làm quán
nghỉ trọ cho người nước ngoài khi đến chầu.
Thái bảo Nùng Trí Cao về chầu.
Năm ấy, xuống chiếu rằng các quân bỏ trốn xử tội theo ba bậc lưu. Cấm
quan coi ngục không được sai tù làm việc riêng, ai phạm thì xử 80 trượng,
thích chữ vào mặt và giam vào lao.
[36b] Ất Dậu, [Thiên Cảm Thánh Vũ] năm thứ 2 [1045] , (Tống Khánh
Lịch năm thứ 5). Chế xe Thái Bình, lấy vàng trang sức "bồng la nga" (tức
là cái bành voi của Chiêm Thành) đóng voi để kéo.
Dựng bia ở Đại Nội.
Bính Tuất, [Thiên Cảm Thánh Vũ] năm thứ 3 [1046] , (Tống Khánh Lịch
năm thứ 6). Dựng cung riêng cho các cung nữ Chiêm Thành
489
.
Đinh Hợi, [Thiên Cảm Thánh Vũ] năm thứ 4 [1047] , (Tống Khánh Lịch
năm thứ 7). Mùa xuân, tháng 3, đặt trấn Vọng Quốc và 7 trạm Quy Đức,