894 Ở đây, Toàn thư đã chép nhầm Thoát Hoan thành A Thai. Khi Thoát
Hoan tiến quân đến Vạn Kiếp, thì cánh quân phía tây của Trình Bằng Phi
và cánh thủy quân của Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp cũng đến hội quân ở đấy.
895 Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư chịu trách nhiệm giữ vùng bờ biển,
không chặn nổi thủy quân giặc, để chúng qua được cửa An Bang tiến về
Vạn Kiếp. Vân Đồn nay tức là Vân Hải, tỉnh Quảng Ninh.
896 Phủ Long Hưng: là đất huyện Tiên Hưng cũ, nay thuộc huyện Đông
Hưng, tỉnh Thái Bình, nơi có lăng mộ của họ Trần. Bọn Ô Mã Nhi đã khai
quật lăng Trần Thái Tông để trả thù lần thất bại trước.
897 Trận Đại Bàng là trận thủy chiến giữa thủy quân nhà Trần với bọn Ô
Mã Nhi khi bọn này đi đón thuyền lương của Trương Văn Hổ. Cửa Đại
Bàng nay là cửa Văn Úc ở huyện Kiến An, Hải Phòng.
898 Trại Yên Hưng: ở vùng huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh ngày nay.
Sau khi đón thuyền lương của Trương Văn Hổ không kết quả. Ô Mã Nhi
trở về Vạn Kiếp. Trên đường về, hắn cho quân đi cướp phá một số nơi
thuộc An Bang (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh) như trại Yên Hưng.
899 Thực ra, Áo Lỗ Xích theo Thoát Hoan trốn thoát chứ không bị bắt.
900 Nhiều tài liệu khác đều ghi là Tích Lê Cơ, hay Tích Lê Cơ Đại Vương.
Viên tướng Mông Cổ này tên là Tích Lê Cơ, còn Vương là tước hiệu. Chữ
Ngọc? chép lầm từ chữ Vương?.
901 Đoạn này có nhiều sai lầm, đã chép lẫn lộn việc Ô Mã Nhi đi đón
thuyền lương của Trương Văn Hổ với trận phục kích đánh bọn Ô Mã Nhi
khi chúng rút chạy về nước.
902 Thoát Hoan theo đường bộ chạy trốn, đã thoát được, chứ không bị bắt.
903 Âu vàng (kim âu): Là biểu tượng sự toàn vẹn và vững chắc của lãnh
thổ một nước.
904 Trung quan: tức là hoạn quan.
905 Thái Bá làm khanh sĩ của nhà Chu, không có lệnh của vua nhà Chu, tự
tiện sang nước Lỗ, như vậy là tư giao (Xem Tả truyện, Lỗ An Công năm
thứ nhất).
906 Thi Kinh có bài Mọc qua, ngâm vịnh việc tặng dưa tặng mận cho nhau,
ca ngợi quan hệ hữu hảo tốt đẹp.