việc về mùa đông đã ghi nhầm vị trí như trên.
52
Câu này có khác vài chữ so với nguyên văn bức thư của Lưu An: " ....
thần do thiết vị Đại Hán tu chi": thần cũng trộm xấu hổ cho nhà Đại Hán
(Hán thư, Hoài Nam Vương truyện).
53
Nguyên bản in là: "dụng Hán pháp, tỷ nội chư hầu giả giai trấn phủ chi",
cú pháp và ý nghĩa đều không ổn. Ở Sử Ký (q.113 Nam Việt liệt truyện)
câu này viết rõ là: " .... dụng Hán pháp, tỷ nội chư hầu. Sứ giả giai lưu trấn
phủ chi". Như vậy, văn bản của Toàn Thư ở câu trên đây bỏ sót hai chữ: sứ
và lưu. Chúng tôi dịch theo câu đã chỉnh lý.
54
Đại hôn: là hôn lễ của hoàng đế.
55
Phục ba tướng quân, Lâu thuyền tướng quân, Qua thuyền tướng quân,
Hạ lại tướng quân đều là danh hiệu cấp tướng quân đời Hán Vũ Đế (phục
ba: dẹp sóng, lâu thuyền: thuyền lầu, hạ lại: xuống thác). Riêng về tên hiệu
Qua thuyền tướng quân, Trương An chú giải Sử Ký viết: "Người Việt
thường lặn dưới nước để lật úp thuyền, lại thường có thuồng luồng làm hại
cho nên phải cắm qua ở dưới thuyền, nhân đó mà đặt tên" (qua là một loại
vũ khí).
56
Từ Quảng chú giải Sử Ký ghi Trì Nghĩa hầu tên là Di.
57
Nguyên bản thiếu tờ 17 a-b và đóng nhầm tờ 17 a-b của BK2, chúng tôi
theo bản in khác để bổ sung tờ thiếu này.
58
Ở năm Quý Mão (198 TCN), Toàn thư đã ghi Triệu Vũ Đế sai hai sứ coi
giữ hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân; ở đây lại nói sai ba quan sứ đem sổ hộ
của 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Lời cẩn án của Cương mục
(TB2,2b) dẫn sách Thủy Kinh chú của Lịch Đào Nguyên cũng chép việc
tương tự để đính chính điều ghi trên đây: chỉ có hai sứ ở hai quận Giao Chỉ