nhiều tác giả
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư
Ngoại Kỷ Toàn Thư Q 3
Kỷ Thuộc Hán (110 TCN - 226)
[1a]
Kỷ Thuộc Tây Hán
Tân Mùi, [110 TCN], (Hán Nguyên Phong năm thứ 1). Nước Việt ta đã
thuộc về nhà Hán. Nhà Hán cho Thạch Đái làm Thái Thú 9 quận. (Chế độ
nhà Hán lấy châu lãnh quận, trừ hai quận Châu Nhai, Đạm Nhĩ đều ở giữa
biển, còn 7 quận thuộc về Giao Châu, Đái làm châu Thái thú
63
. Thời Tây
Hán, trị sở của Thái Thú đặt tại Long Uyên, tức là Long Biên, thời Đông
Hán đặt tại Mê Linh tức là Yên Lăng
64
. Đến khi Đái chết, Hán Chiêu Đế
lấy Chu Chương thay. Đến cuối đời Vương Mãng, châu mục Giao Châu là
Đặng Nhượng cùng các quận đóng chặn bờ cõi để tự giữ. Tướng nhà Hán
là Sầm Bành vốn quen thân với Nhượng, gửi thư cho Nhượng bày tỏ uy
đức của nhà Hán. Thế rồi [Nhượng] bảo Thái thú Giao Chỉ là Tích Quang
và Thái thú các quận là bọn Đỗ Mục sai sứ sang cống hiến nhà Hán. Nhà
Hán đều phong cho những người ấy tước hầu. Bấy giờ là năm Kỷ Sửu thời
Hán Quang Vũ năm Kiến Vũ thứ 5 [29]. Tích Quang người quận Hán
Trung, khi ở [1b] Giao Chỉ, lấy lễ nghĩa dạy dân. Lại lấy Nhâm Diên làm
Thái thú Cửu Chân. Diên là người Uyển [huyện]. Tục người Cửu Chân chỉ
làm nghề đánh cá, đi săn, không biết cày cấy. Diên mới dạy dân khai khẩn
ruộng đất, hàng năm cày trồng, trăm họ no đủ. Dân nghèo không có sính lễ
cưới vợ, Diên bảo các trưởng lại trở xuống bớt bổng lộc ra để giúp đỡ, cùng
một lúc lấy vợ có đến 2.000 người. Diên coi việc được 4 năm thì bị gọi về.
Người Cửu Chân làm đền thờ. Những người đẻ con đều đặt tên là Nhâm.
Phong tục văn minh của đất Lĩnh Nam bắt đầu từ hai thái thú ấy.
Kỷ Hợi, [39], (Hán Quang Vũ Lưu Tú, Kiến Vũ năm thứ 15) . Thái thú
Giao Chỉ là Tô Định chính sự tham lam tàn bạo, Trưng Nữ Vương dấy binh
đánh.