Lữ Gia đáng chết không dung.
[18a]
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Ngũ Lĩnh đối với nước Việt ta là ải hiểm
cửa ngõ của nước cũng như Hổ Lao của nước Trịnh, Hạ Dương của nước
Quắc. Làm vua nước Việt tất phải đặt quân chỗ hiểm để giữ nước, không
thể để cho mất được. Họ Triệu một khi đã không giữ được đất hiểm ấy thì
nước mất dòng tuyệt, bờ cõi bị chia cắt. Nước Việt ta lại bị phân chia, thành
ra cái thế Nam-Bắc vậy. Sau này các bậc Đế Vương nổi dậy, chỗ đất hiểm
đã mất rồi, khôi phục lại tất nhiên là khó. Cho nên Trưng Nữ Vương tuy
đánh lấy được đất Lĩnh Nam, nhưng không giữ được nơi hiểm yếu ở Ngũ
Lĩnh, rốt cuộc đến bại vong. Sĩ Vương tuy khôi phục toàn thịnh, nhưng bấy
giờ còn là chư hầu, chưa chính vị hiệu, sau khi chết lại mất hết; mà các nhà
Đinh, Lê, Lý, Trần chỉ có đất từ Giao Châu trở về Nam thôi, không khôi
phục được đất cũ của Triệu Vũ Đế, cái thế khiến nên như vậy.
Trở lên là họ Triệu, từ Vũ Đế năm Giáp Ngọ đến Thuật Dương Vương năm
Canh Ngọ là hết, gồm 5 đời, cộng 97 năm [207 - 111 TCN].
Chú thích:
38
Toàn thư, cũng như nhiều bộ sử thời phong kiến, quan niệm nhà Triệu là
một triều đại chính thống của nước ta, và viết thành Kỷ Nhà Triệu. Quan
niệm đó, từ thế kỷ XVIII đã bị phê phán, mà người bác bỏ đầu tiên là Ngô
Thì Sĩ, tác giả Việt Sử Tiêu Án.
39
Nay là huyện Chinh Định, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc.
40
Tức Quảng Châu ngày nay. Ở Quảng Đông vẫn còn huyện Phiên Ngung.
41
Theo Sử Ký (q. 113: Nam Việt Liệt Truyện): "Khi nhà Tần đã bị diệt,
Đà lập tức đánh lấy Quế Lâm, Tượng Quận, tự lập làm Nam Việt Vương".
Ở đây, văn bản của Toàn Thư, do sao chép hoặc khắc in, đã nhầm lẫn từ
Quế Lâm thành Lâm Ấp.
42
NGuyên văn: "Tỉ thụ" = quả ấn và dây thao để buộc (và trang sức) quả
ấn.