nghĩa, sau nghe lời gièm của Quý Ly là vì tư tình. Thế thì khi trước lập lên
sao sáng suốt thế! Mà sau phế bỏ sao mà ngu tối thế! Lại còn thắt cổ chết
Linh Đức thì thực quá lắm!
Phong Thái úy Ngạc làm Đại Vương.
Trước đó, Linh Đức bị giáng, Quý Ly nói phao là lập Ngạc lên nối ngôi.
Đến khi xong công việc, Ngạc từ chối không nhận, Quý Ly nhân dịp ấy tâu
rằng:
"Thái úy biết từ chối ngôi báu, đó là đức lớn".
Thượng hoàng cho lời ấy là phải nên có lệnh này.
Ngày 27, Thượng hoàng lập con út là Chiêm Định Vương Ngung làm
Hoàng đế. Ngung lên ngôi, đổi niên hiệu là [14a] Quang Thái năm thứ 1,
đại xá, tự xưng là Nguyên Hoàng.
Nhà Minh sai Đỗ Tử Hiền, Ổ Lân
1187
, Hình Văn Bác
1188
mang sắc rồng
sang phong, nhưng Linh Đức đã bị hại rồi . Trước đây sứ phương Bắc tới
thì dẫn qua cửa Tường Phù, chỉ có bọn Lân thì qua cửa Cảnh Dương.
THUẬN TÔNG HOÀNG ĐẾ
Tên huý là Ngung, là con út của Nghệ Tông, ở ngôi hơn 9 năm xuất gia hơn
1 năm, bị Quý Ly giết, thọ 22 tuổi. Vua chỉ ngồi giữ ngôi không, việc nước
trong tay quyền thần, tai họa đến thân mà không biết, thương thay!
Kỷ Tỵ, [Quang Thái] năm thứ 2 [1389], (Minh Hồng Vũ năm thứ 22). Mùa
xuân, tháng giêng, lập Thánh Ngâu, con gái lớn của Quý Ly làm hoàng hậu,
gọi chỗ ở là điện Hoàng Nguyên.
Tháng 2, chôn Linh Đức Đại Vương ở núi An Bài, sai Quý Tỳ trông coi
việc ấy.
Tháng 3, lấy Đỗ Tử Trừng làm Ngự sử đại phu.
Mùa hạ, tháng 4, lấy Phạm Cự Luận làm Thiêm thư Khu mật [14b] viện sự.
Quý Ly hỏi thuộc viên Khu mật viện người nào có thể dùng được, Cự Luận
tiến cử người em là Phạm Phiếm cùng Vương Khả Tuân, Dương Chương,
Hàn Tử Tây, Nguyễn Sùng, Nguyễn Thư, Nguyễn Cảnh Thân, đều có danh
tiếng, đức vọng, có thể dùng được, duy Đỗ Tử Mãn là hơn cả.
Tháng 5, lấy Vương Khả Tuân coi quân Thần Dực ở Ý Yên, Dương