Vĩnh vì đem cô quân chống giặc mạnh mà phải ngầm rút chạy thì chưa hẳn
phải trách cứ nặng nề. Là vì trong việc dùng binh, hễ đánh lui được giặc là
có công, đánh không lợi mà rút là không có tội. Dùng kế lừa giặc để lui
quân là thuật của nhà binh, có hại gì đâu? Nghệ Tông không biết [16a]
dùng Đa Phương đó thôi.
Tháng 11, Thượng hoàng sai Trần Khát Chân
1192
chỉ huy quân Long Tiệp
ra quân đánh giặc.
Khát Chân vâng mệnh, khảng khái nhỏ nước mắt lạy tạ ra đi. Thượng
hoàng cũng khóc, lấy mắt tiễn đưa. Quân xuất phát từ sông Lô
1193
, đến
Hoàng Giang đã gặp giặc rồi, Khát Chân quan sát chỗ ấy
không thể đánh được, mới lui giữ sông Hải Triều
1194
. Em trai Linh Đức là
Nguyên Diệu muốn báo thù cho Linh Đức, đem quân đầu hàng giặc.
Lấy Nhân Tĩnh Vương Nguyên Đĩnh, con trai Thái tể Nguyên Trác, làm Tư
đồ; cựu Hàn lâm học sĩ Trần Tôn làm Thiếu bảo cùng gia thần là Nguyễn
Khang làm phụ tá.
Nguyễn Đa Phương từ sông Ngu về, cho rằng mình có công cao, có ý lên
mặt, thường hay chê Quý Ly là bất tài. Quý Ly liền gièm lại rằng vì nghe
Đa Phương mà đến nỗi thất bại. Bèn thu lại số quân do Đa Phương chỉ huy,
[16b] Đa Phương vẫn còn vẻ kiêu. Thượng hoàng nói:
"Nên trị tội nhẹ để cảnh cáo hắn".
Quý Ly tâu:
"Đa Phương rất gan góc, tráng kiện, thần sợ hắn sẽ trốn sang nước Minh
phương Bắc hay Chiêm Thành phương Nam, thả cọp để lại mối họa về sau,
chi bằng giết đi là hơn".
Rồi bắt Đa Phương phải tự tử.
Đa Phương than rằng: "Ta vì có tài nên được giàu sang, cũng vì có tài mà
đến nỗi chết, chỉ hận là không được chết ở chiến trận mà thôi".
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Đa Phương vào bè với họ Hồ, có lẽ trời mượn cớ
đó để giết hắn chăng? Khả Vĩnh sau vì họ Hồ mà giết Thuận Tông, rồi
cũng vì việc bè đảng mà chết. Những kẻ a dua phụ họa với loạn thần hãy
lấy đó làm gương!