1146 Nguyên văn là "nhân binh", ngờ là khắc lầm.
1147 Binh lính ghi trong sổ binh.
1148 Thuế dung: hay thuế đinh, tức là thuế thân. Hồi đầu đời Trần dẫu có
thuế đinh nhưng chỉ ngườI có ruộng mớI phải đóng. Đến đây, không cứ có
ruộng hay không, đều phải đóng cả, chỉ binh lính mới được miễn.
1149 Giúp mưu kế cho được vuông tròn. "Phương" (chỉ Đa Phương) có
nghĩa là "vuông", "viên" là "tròn" chỉ Cự Luận. Luận âm đọc gần với luân,
có nghĩa là "tròn". "Phương viên tá lự" còn có nghĩa Đa Phương và Cự
Luận bày giúp mưu kế.
1150 Xem Trần Dụ Tông, Đại Trị năm thứ 5, BK7.
1151 Khám: là tần dướI của tháp chùa.
1152 Nguyên văn: "Triệt bỉ tang đồ, trủ mâu hộ đũ", là câu trong một bài
thơ của Kinh Thi, ý nói phải đề phòng sự biến lúc chưa xảy ra.
1153 Sông Ngu: là một nhánh sông Mã, nay là sông Lạch Trường ở huyện
Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa.
1154 Hải Tây: là vùng đất suốt, từ Thanh Hóa trở vào đến Thuận Hóa. Đến
đờI Lê ( 1428) có đặt đạo Hải Tây (Hải Tây đạo).
1155 Đại Than: là tên xã thuộc huyện Gia Bình cũ, nay thuộc huyện Gia
Lương tỉnh Hà Bắc.
1156 Quắc Hương: thuộc huyện Mỹ Lộc, Nam Định cũ, nay thuộc tỉnh
Nam Hà.
1157 Nay thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
1158 Nên sửa lại là Thiệu Khánh (1370-1372) Toàn thư: Tháng 10 (năm
1370), vua... tránh ra trấn Đà Giang... ; còn Thiên Khánh là niên hiệu của
Trần Cảo 1426.
1159 Hương Long Đàm: nay là đất thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội.
1160 Tức núi Hàm Rồng ở Thanh Hóa.
1161 Cửa biển cũ, sau đã bị lấp, ở huyện Yên Mô cũ, nay thuộc huyện Tam
Điệp, tỉnh Ninh Bình.
1162 Sau là cửa biển Nương Loan ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
1163 Sau là vùng biển Vĩnh Sơn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
1164 Trấn Quảng Oai: thời cuốI Trần là phủ Quảng Oai; đời Lê, gồm đất