1216 Xem Luận ngữ thiên Ung dã, Nam Tử là vợ Vệ Linh Công, đẹp
nhưng rất dâm dật.
1217 Xem Luận ngữ thiên Vệ Linh Công, Khổng Tử từ nước Vệ sang nước
Trần, dọc đường bị hết lương ăn, người đi theo đói đến nỗi không đứng dậy
được.
1218 Xem Luận ngữ thiên Dương hoá, Công Sơn tức Công Sơn Phất
Nhiễu, làm quan tể của họ Quý, giữ ấp Phi làm phản. Phật Hất là quan tể ấp
Trung Mâu, gia thần của quan đại phu Triệu Giản Tử nước Tần.
1219 Hàn Dũ: tên tự là Thoái Chi, cũng gọi là Hàn Xương Lê, người Nam
Dương, là một danh nho đời Đường.
1220 Chu Mậu Thúc là tên tự của Chu Đôn Di đời Tống, hiệu là Liêm Khê
tiên sinh, soạn Thái cực đồ và sách Thông thư, là ông tổ của phái Lý học.
1221 Trình Hiệu, Trình Di: là hai anh em, học trò Chu Đôn Di. Trình Hiệu,
hiệu là Minh Đạo tiên sinh, có san định lại sách Tính lý và thuyết Thái cực
đồ. Trình Di, hiệu là Chính Thúc, hiệu là y Xuyên tiên sinh, là em Trình
Hiệu, có làm truyện cho kinh Dịch và kinh Xuân thu.
1222 Dương Thi: tên tự là Trung Lập, hiệu là Quy Sơn tiên sinh, học trò
của Trình Di.
1223 Trọng Tố: là tên của La Tùng Ngạn, hiệu là Dự Chương tiên sinh, học
trò Dương Thi. Ông ở ẩn, đọc sách, không ra làm quan.
1224 Lý Diên Bình: tức Lý Đồng, tên hiệu là Diên Bình tiên sinh, là học trò
La Tùng Ngạn và là thầy học Chu Hy, nổi tiếng về lý học.
1225 Chu Tử: tức Chu Hy, tên tự là Nguyên Hối (sau đổi là Trọng Hối), khi
mất được tòng tự ở Văn Miếu nên gọi là Chu Tử, là người tập đại thành của
phái Lý học đời Tống.
1226 Huyện Tân Phúc: sau là huyện Đa Phúc, nay thuộc huyện Sóc Sơn,
Hà Nội.
1227 CMCM 11 chép là Thiên Huy công chúa, con gái thượng hoàng.
1228 Tức Ja-va (In-đô-nê-xi-a).
1229 Chu Công Đán là quan chủng tề của nhà Chu. Chu Vũ Vương Phát
chết, con là Thành Vương Tung lên ngôi lúc 13 tuổi. Chu Công phải trông
coi mọi việc, giúp Thành Vương đến lúc trưởng thành.