1663 Nguyên văn là dâm nhạc, đối lập với nhã nhạc, ở đây chỉ các làn điệu
dân gian.
1664 Nguyên văn: " Quan đồng quân quan lĩnh..." hẳn là in lầm, ở đây
chúng tôi dựa vào bản dịch cũ.
1665 Sửa lại theo bản dịch củ.
1666 Nên sửa lại là Nam Sách thượng vệ như ở dưới.
1667 Bùi Cầm Hổ trước làm quan ngự sử, mâu thuẩn với Lê Sát, bị đổi ra
làm An phủ sứ trấn Lạng Sơn. Xem sự việc năm Thiệu Bình thứ 1 (1434),
tháng 9.
1668 Vùng huyện sông Mã, tỉnh Sơn La ngày nay.
1669 CMCB17, 11a ghi Lương Đăng được thăng Đô giám trung thừa.
1670 Quan tác: có nghĩa là "làm mũ", cục quan tác có lẽ là cục thợ thủ công
chuyên làm các loại mũ dùng cho các quan thời đó.
1671 Nguyên văn: "Đường thượng". Bản cũ dịch là "trên đường"; ở đây là
"triều đường", là điện của nhà vua khi ra coi chầu, đối lập với "đường
thượng" là "đường hạ" tức là dưới điệ, ngoài điện.
1672 Nguyên văn: "biên khánh, biên chung", tức là bộ khánh, bộ chuông
gồm 16 chiếc khánh từ nhỏ đến lớn và 16 chiếc chuông tử nhỏ đến lớn
cùng treo một giá ở trên.
1673 Sênh, quản thược: đều là các loại sáo. Chúc: làm bằng gỗ, hình
vuông, cao 1 thước 3 tấc, giữa lồi lên như cái trống đánh. Ngữ: làm bằng
gỗ, hình con hổ nằm lưng có 27 răng cưa bằng đông, lấy gỗ cọ vào thành
tiếng. Huân: làm bằng đất nung hình như quả trứng, có lỗ để thổi. Trì: làm
bằng trúc, có lỗ để thổi.
1674 Phương hưởng: gồm 16 thỏi gang dài, từ nhỏ đến lớn cùng mắc
nghiêng vào một giá, có hai tầng, lấy dùi nhỏ bằng đồng để đánh. Không
hầu: là thứ nhạc khí như các đàn sắt nhưng nhỏ hơn. Quản dịch: là các loại
sáo.
1675 Nguyên văn: "Ngũ lộ", là 5 loại xe lớn là : Ngọc lộ (xe nạm ngọc),
Kim lộ (xe trang sức bằng vàng), Tượng lộ (xe trang sức bằng ngà voi),
Cách lộ (xe bọc da), Mộc lộ (xe đóng gỗ). Số lượng xe và quy cách xe của
vua và hoàng hậu, cung phi đều có quy chế sẳn. Các xe ấy đều gọi chung là