1687 Trung sứ: - người được vua sai đi ra ngoài dân thăm hỏi tình hình.
1688 Nguyễn Văn là Lệ Chi Viên. Huyện Gia Định: sau là huyện Gia Bình,
nay là một phần của huyện Gia Lương, tỉnh Hà Bắc.
1689 Bài văn khắc rên bia đá đặt ở Hựu Lăng, nơi an táng Lê Thái Tông.
1690 Tam Phật Tề: tên Trung Quốc chỉ một vương quốc trung đại Palem
bang ở Sumatra, người ta cũng thường đồng nhất Tam phật Tề với vương
quốc Srivijaya (Thất Lợi Phật Thệ) được biết đến từ cuối thế kỷ VII ở vùng
này.
1691 Mãn Lạt Gia: tên phiên âm của Malacca, một tiểu quốc Hồi giáo
(Sultanat) do Paramesvara lập nên vào đầu thế kỷ XV ở vùng cửa sông
Malacca, bán đảo Mã Lai. Nước này phát triển thịnh vượng trong thế kỷ
XV, nhưng đến năm 1526 thì bị người Bồ Đào Nha diệt.
1692 Cửa biển Đại Toàn: Ở vào đất Thái Bình ngày nay, có lẽ là cửa Diêm
Hộ bây giờ.
1693 Huyện Đông Lại: Sau đổi là huyện Vĩnh Lại, là vùng đất gồm huyện
Ninh Giang cũ, nay thuộc huyện Ninh Thanh, tỉnh Hải Hưng và huyện
Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
1694 Huyện Hà Hoa: sau đổi ra huyện Kỳ Hoa, gồm đất hai huyện Kỳ Anh
và Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay.
1695 Ly Giang: cũng gọi là Lê Giang, tên huyện thời thuộc Minh và đời
Lê, đến đầu đời Nguyễn đổi thành Lễ Dương, nay là đất huyện Thăng Bình,
tỉnh Quảng Nam -Đà Nẳng.
1696 Đa Lang: chưa rõ ở đâu.
1697 Cổ Lũy: vùng đất tỉnh Quảng Nghĩa cũ, nay thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
1698 Thi Nại: tức cửa biển Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
1699 Chà Bàn: tức thành Vijaya, kinh đô nước Chiêm Thành thời ấy, nay
còn dấu vết ở tỉnh Bình Định.
1700 Đài quan: các quan ở ngự sử đài chuyên việc xét hoặc lỗi lầm của các
quan lại.
1701 Rí ren: nguyên văn là chữ Nôm cũng có thể đọc là "lí len" là một hình
thức múa hát dân gian ở vùng Thanh Hóa thời đó.
1702 Quân phủ: trị sở của quân đội một phủ. Phủ ở đây có nghĩa như