ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ - Trang 859

1891 Lấy ý của hào Thượng cửu, quẻ Khuê trong Kinh Dịch. Nguyên văn:
"Kiến thỉ phụ đồ" (thấy lợn đội bùn) chỉ bọn giặc Chiêm Thành hôi tanh,
bẩn thỉu.
1892 Vua Thuấn chinh phục nước Tam Miêu, chưa tới 7 tuần, nước này tới
quy phục.
1893 Ngày xưa, sau trận đánh, người ta thu xác chết của quân thù thành
từng đống lớn, lấp đất lên, gọi là "Kinh nghê quán" hay "Kinh nghê kinh
quán".
1894 Tức là Thái miếu. "Thanh" có nghĩa là trong sạch, tôn nghiêm.
1895 Theo bản dịch cũ.
1896 Nhị thập bát tú: 28 chòm sao. Thiên văn học cổ Trung Quốc chia sao
trên trời thành 28 chòm gọi là "tú"; 4 phương, mỗi phương có 7 chòm:
"Phương Đông có các chòm: "Dốc, Cương, Chi, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ;
Phương Bắc: Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy,Thất, Bích; Phương Tây: Khuê,
Lâu, Vị, Mão, Tát, Chủy, Sâm; Phương Nam: Tinh, Quỷ, Liễu,
Tinh,Trương, Dực, Chẩn.
1897 Ngũ tinh: là năm hành tinh: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
1898 Thiết Sơn: theo Cương mục, núi này ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh
Nghệ An (CMCB 21, 40).
1899 Sa Bôi và Thuận Bình là hai châu thuộc nguồn Cam Lộ, nay là tỉnh
Quảng Trị.
1900 Gạo cả vỏ: tức là thóc đem luộc chín, làm lương ăn cho quân.
1901 Thi Nại: vốn là tên đất. Có thể tên em Trà Toàn cũng trùng với tên
này, hoặc được phong ở đó.
1902 Cửa Áp: tức là cửa Tân Áp, sau là cửa Đại Áp ở huyện Tam Kỳ, nay
thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.
1903 Cửa Toạ: tức là cửa Cựu Toạ, sau là cửa Tiểu Áp, cách cửa Tân Áp
(tức Đại Áp) hơn 7 dặm (Chú của CMCB 22, 3).
1904 Sa Kỳ: là một cửa biển ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
1905 Dịch theo nguyên văn, con số này có lẽ chưa chính xác.
1906 Núi Mộ Nô: ở phía tây cửa biển Sa Kỳ (Chú của CMCB22, 3).
1907 Mễ Cần: chưa rõ ở đâu, bản dịch cũ có ghi là Thái Cần và chú là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.