tranh mất..
1876 Chế Bồng Nga: là vua Chiêm, xâm lược Đại Việt, bị chết tại trận,
không mang được xác về.
1877 Vua cũ Chiêm Thành: Thành cho là ta ở xa, ta đã yếu, không đánh tới
đuợc.
1878 Nguyên văn "lưu dân", ở đây chỉ người Việt ở vùng đất mới là châu
Thuận, châu Hóa để khai phá, sinh sống.
1879 Câu này lấy điển ở hào: Cửa tam,quê Lữ trong Kinh dịch. Ý nói kẻ trú
ngụ mà lấn quyền tất bị đốt nhà mà bản thân bị hại. Vì Trà Duyệt là người
ở Thi Nại nên nói là "đứa ngủ trọ".
1880 Cáo kêu nơi đế lý: nghĩ a là đế đô thành nơi hoang tàn. Câu này ý nói
phải đánh tan kinh đô nước Chiêm thì mới cam lòng.
1881 Thần Châu: chỉ đất nước nói chung. Câu này ý nói: Giặc họp quân
vào cướp nước ta.
1882 Ý hai câu này là: Chiêm Thành cho là ta ở xa, ta đã yếu, không đánh
tới được.
1883 Tề Tương công diệt nước Kỷ, trả thù cho ông tổ 9 đời của mình là Tể
Ai công, được sách Xuân Thu khen ngợi.
1884 Cửu Lê: tên tộc người cổ ở phía đông Trung Quốc có tù trưởng là
Xuy Vưu.
1885 Tam Miêu: tên tộc người cổ ở phía nam Trung Quốc. Đại Vũ: là ông
vua đầu tiên của nhà Hạ. Nguyên văn: "Đại Vũ thệ chúng", tức là làm lễ
tuyên thệ khi bắt đầu ra quân.
1886 Ý nói thuận lợi, không gặp trở ngại gì.
1887 Hán Vũ Đế nổi tiếng "cùng binh độc vũ", hiếu chiến tham công.
1888 Chu Văn Vương: ông vua khai sáng nhà Chu ở Trung Quốc, có nhiều
vũ công.
1889 Lấy ý của hào Thượng lục, quẻ Quy muội Kinh Dịch, những kẻ cô
độc không ai theo, như người mổ thịt dê không có máu.
1890 Rợ Hiểm Doãn xâm lược, Chu tuyên vương phải đem quân đi đánh
vàolúc tháng 6, trời đang nắng gắt. ý nói phải mau chóng kịp thời hành
quân.