Vượt ngục nhưng không thoát. Gia đình phải bỏ tiền nhờ vả nhà thờ can
thiệp chuộc ông về. Năm 1580, ông trở về nước, làm một số công việc vặt
vãnh như tiếp lương và thu thuế cho triều đình. Nhiều lần phải vào tù oan.
Ngày 23/4/1646, ông qua đời tại thủ đô Mađrit.
Một cuộc đời biến động trong một xã hội đảo điên. Một tâm hồn cao
thương, một tấm lòng đôn hậu đối lập với thói sống vụ lợi, thấp hèn. Một
cuộc đời như vậy sẽ thắp sáng mãi mãi ngọn lửa nhân văn. Đó chính là
ngọn nguồn không bao giờ cạn kiệt cho sáng tác văn học của Mighen đê
Xecvantet. Ông để lại di sản văn học bao gồm thơ ca, kịch bản và tiểu
thuyết. Có thể dẫn ra đây một số tác phẩm văn xuôi của ông: Galatea (tiểu
thuyết in năm 1585), Nhà quý tộc tài ba Đôn Kihôtê xứ Mangcha (tiểu
thuyết phần một và phần hai in năm 1605 và 1645) và Những truyện mẫu
(tập in năm 1612) và tiểu thuyết Những công việc của Pecxilet và
Xihixmunda (in năm 1617 sau khi ông qua đời).
Đám cưới giả và truyện về cuộc nói chuyện giữa hai con chó là truyện vừa
mà chúng tôi rút trong tập truyện mẫu gồm mười một truyện. Truyện này
được Mighen đê Xecvantet hoàn thành theo như lời nhà nghiên cứu người
Tây Ban Nha – Amexua, vào khoảng 1603 – 1604 tại thành phố Vadadolit,
khi nhà văn có mặt tại đây để hầu kiện. Vốn là người trung quân ái quốc
nhất mực: ở nơi trận tiền dũng cảm chiến đấu, dù bị cụt tay vẫn ở lại quân
ngũ, khi rơi vào tay quân Angie vẫn bất khuất không đầu hàng, bốn lần
vượt ngục mà không thoát. Nhưng khi về nước, dù có thư riêng đề nghị
triều đình đặc sủng vẫn cứ phải đi làm một nhân viên tiếp lương cho hạm
tàu và quân đội rồi đi thu thuế, thu tô với biết bao cực nhọc. Thế nhưng
triều đình vẫn cầm tù ông, vẫn đưa ra tòa xét xử ông. Cám cảnh cho thân
mình, Mighen đê Xecvantet đã sáng tác tác phẩm này nhằm phơi bày thực
trạng xã hội trong tấn bi hài kịch do những tên bợm sắm vai chính.
Đám cưới giả và truyện về cuộc trò chuyện của hai con chó là một bộ nhị
bình rất lý thú. Bức thứ nhất là cảnh đời được nhìn dưới con mắt người.