Bức thứ hai mang màu sắ huyền ảo: cảnh đời người dưới nhãn quan hai con
chó. Hai bức tranh này liên hoàn với nhau, bổ sung cho nhau nhằm làm nổi
bật thực trạng xã hội Tây Ban Nha thời kỳ tiền tư bản: một xã hội trong đó
những giá trị tinh thần và đạo đức đang thay đổi và đảo lộn.
Trong Đám cưới giả, chúng ta thấy thầy quàn Campuxano, một tên đại
bợm, trổ hết mánh khóe đã lừa được Donha Extephania vừa đẹp lộng lẫy
vừa đài các và nề nếp, lạo có của hồi môn. Chúng ta thấy Extephania, một
cô gái đại bịp, cũng trổ hết mưu ma chước quỷ lừa được thầy quản, một
công tử hào hoa phong nhã lại giàu có. Người nọ ảo tưởng ở người kia sẽ
đem lại cho mình một kho của cải giàu sụ và chắn tín rằng mình đã nắm
phần thắng qua đám cưới được tổ chức công khai và trọng thể tại nhà thờ
lớn. Nhưng có ngờ đâu, và đây là đoạn mở nút của tấu hài kịch, vợ chồng
Donha Giementa, vốn là chủ đích thật của ngôi nhà kia, trở về đúng lúc đôi
trai gái đại bịp kia đang hưởng tuần trăng mật. Lúc đó Donha Extephania lộ
nguyên hình là một cô gái nghèo rớt mồng tơi và thầy quản cũng chẳng khá
hơn chút nào.
Trong truyện về cuộc nói chuyện giữa hai con chó cho thấy một tấn bi kịch
rộng lớn hơn, trong đó có các tên bợm của đù mọi tầng lớp người sống
trong xã hội ấy: bọn ăn trộm thịt nơi lò mổ, bọn trương tuần và cảnh sát
đồng lõa với bọn trộm cắp và gái điếm đã cùng nhau cướp bóc của cải của
khách vãng lai, bọn chăn cừu giết cừu ăn thịt song lại đổ tội lên đầu lũ chó
không chịu canh giữ thú dữ, bọn lính vô công rỗi nghề kiếm sống bằng
nghề diễn trò, bọn thương nhân gian giảo nhưng hợm mình khoe mẽ, bọn
quý tộc ngu ngốc nhưng hống hách, bọn người Mo chăm chỉ làm ăn nhưng
kiệt sỉ, bọn người tốt bụng nhưng sống trong ảo tưởng như nhà giả kín
thuật, nhà thơ, nhà toán học và quân sư của triều đình… Mỗi nhân vật ấy là
một cảnh đời nực cười đến rơi lệ vì đằng sau nó lấp lánh tư tưởng nhân văn
của nhà văn thiên tài Mighen đê Xecvantet.
Đám cưới giả và truyện về cuộc nói chuyện giữa hai con chó là một truyện
viết theo lối một chuyện bao gồm nhiều chuyện. Có thể nói chuyện lớn,