HOÀNG NGỌC HÀ
Tôi đã đọc cuốn sách Đám cưới không có giấy giá thú của anh Ma Văn
Kháng một cách chăm chú, say mê và hết sức trân trọng, nâng niu. Vì thế
mà tôi đã không bỏ qua bài tường thuật về cuộc thảo luận về cuốn sách trên
tại tòa soạn báo Văn nghệ. Xin được có mấy lời nói thêm.
Tôi rất thú vị với lời phát biểu của một đồng chí tham dự cuộc thảo luận:
“Nhân loại sở dĩ tồn tại được là nhờ nó chưa bao giờ bị đánh mất đi khả
năng đồng cảm với nỗi đau của đồng loại”. Tôi muốn nói thêm một vế nữa:
“Con người sở dĩ tiến lên được là nhờ khả năng cảm thụ được cái đẹp của
tâm hồn”. Cuốn sách của anh Kháng trước hết là vẻ đẹp tuyệt vời của tâm
hồn mỗi con người được thể hiện qua từng nhân vật. Mà cái đau ở đây là sự
đánh mất, sự đập nát cái đẹp.
Cái đẹp của giáo Tự là sựquằn quại ôm giữ cái đẹp. Anh ta không hèn
yếu đâu, anh ta gìn giữ cái đẹp đến cùng, mặc cho những kẻ mạnh thế chà
đạp. Anh dẻo dai trong cuộc chiến đấu này.
Cái đau đớn nhất là Thuật, một tài năng đã bị bẻ gãy quá trớ true, một
sức vươn lên mạnh và cứng, nhưng quá giòn nên bị nát vun.
Cái đáng tiếc là vợ Tự, cô Xuyến mộc mạc, tốt lành như cây lúa đồng
nội - dường như ngoài ý muốn của chính mình, cô đã đánh mất đi cái đẹp
chân chất để chịu biến thành cỏ rác trong vũng bùn.
Ông Thống là vẻ đẹp của một tư duy triết lý về cuộc đời rất nhân đạo,
ông thật đẹp trong cách sống và ông là thầy của mọi ông thầy trong tác
phẩm.
Cả Cẩm và Dương vốn cũng không phải là xấu, chỉ vì đặt nhầm chỗ mà
trở nên hư hỏng và làm hại bao người. Chính qua họ ta thấy đối với một số
người bị đặt nhầm chỗ như vậy, chức quyền đã có khả năng làm thui chột
cái đẹp như thế nào.