Nhưng những con người lý tưởng làm sao để có thể sống bình yên bên
cạnh cái ác? Phẩm chất tốt đẹp ở Tự dường như thuộc về bản năng vô thức,
còn cái ác luôn hiện hình trong những âm mưu trong sự rình rập một cách
có ý thức. Tự bị biến thành nạn nhân của cái ác, một nạn nhân trở nên tội
nghiệp, yếu đuối với triết lý sống cố “giữ gìn phẩm giá” giữa thời buổi phân
rã đến mức người ta bảo: “chưa có thời buổi nào trí thức lưu manh hóa
nhiều như thời nay”.
Thống cũng là nạn nhân phải kể đến trong cuốn sách: Cùng một hoàn
cảnh như Tự, “phẩm tiên sa xuống tay phàm” Thống đành chôn vùi khát
khao; dự định cũng như mọi tức tối, bất mãn vào sự khinh bạc, châm chọc.
Một lần khi phát hiện ra chủ tịch hội đồng thi Cẩm mở trộm khóa vào
phòng chữa điểm thi, Thống bị biến thành nạn nhân của sự vu cáo trắng
trợn; rồi lên cơn áp huyết và phải vào viện để cấp cứu, cũng như Thuật và
Tự!
Những nhân vật ta vừa nhắc dĩ nhiên không thể “hoạt động” ở sân khấu
chính kịch. Ngôi trường của họ thật tang thương, đầy cảnh oái oăm: đốt
cháy trường để vu họa cho người khác, những con chó giống của Thuật “đi
tơ” ngay giữa sân trường, giáo viên và hiệu trưởng mắng lộn nhau, có bán
sách; bán lốp xe sau những giờ lên lớp. Một cuộc sống khá nhộn nhịp, nhốn
nháo, ô trọc và trắng trợn hệt như một cái chợ ẩn dưới những hàng phượng
vĩ vô tư mỗi năm mùa hoa đỏ rực.
Chỉ điểm sơ qua một số chân dung và một vài vụ việc như ở trường
trung học số 5 cũng đủ thấy hiện trạng “bên trong cánh cửa trường” đã trở
nên đau xót đến mức nào! Nó không chỉ là nguyên nhân dẫn đến những kết
cục buồn thảm của từng cá nhân cụ thể trong ngôi trường, mà còn là một
thực trạng xã hội liên quan đến những điều lớn lao chung quanh việc đào
tạo, giáo dục của vấn đề “trồng người”, của chiến lược con người. Ma Văn
Kháng rút ra kết luận: “đời là một vại dưa muối hỏng”, và số phận làm
người của những người khát khao lý tưởng như Tự trong thảm trạng đó chỉ