PHẠM TRƯỜNG SƠN
Có thể coi Đám cưới không có giấy giá thú là một tác phẩm khá điển
hình đã phản ánh đầy đủ, chi tiết, rõ nét cuộc sống đầy những lo toan của
giới nhà giáo một thời chưa xa. Nhưng nhân vật thầy giáo Tự mà tôi muốn
đề cập dường như không phải là một nhân vật điển hình. Quả thật, nhân vật
ấy đẹp quá, cao thượng quá, khó có thể tìm thấy trong cuộc sống thực, mà
được tạo nên chính nhờ sự đặc cách của ngòi bút Ma Văn Kháng. Ngòi bút
ấy cẩn thận, nắn nót mà cũng xiết bao hào phóng, yêu thương. Một thân thể
yếu ớt, mảnh khảnh nhưng đầy tự tin, tự hào khi đứng trên bục giảng, một
gương mặt thanh thoát, nho nhã với đôi mắt biết đau đời, một giọng nói
sang sảng mà tròn trịa, ấm áp như chính tấm lòng người nói vậy - đó chính
là thấy giáo Tự, người truyền bá kiến thức và cũng là kẻ “cùng đinh” nhất
trong xã hội. Và lạ thay, sống trong một môi trường giáo dục, thực chất là
một xã hội nhố nhăng thu hẹp, Tự vẫn cứ nguyên là một thầy giáo nghèo
trong sạch đến tận chân tơ kẽ tóc. Một Thuật.bợm bãi, thực dụng và tai ác
đến rợn người, một Thảnh đỏng đảnh, lăng loàn, một Cẩm đê tiện, lố bịch,
một Dương cơ hội giả dối... tất cả những con người ấy dường như không
thể chạm đến, dù là rất khẽ, nhân cách sống cao cả của Tự, mà chỉ làm cho
thấy thêm đau đớn, xót xa, một nỗi xót xa, một nỗi xót thương cho thế thái,
nhân tình. Có thể nói, toàn bộ con người của thầy giáo Tự đã được đánh giá
một cách ngắn gọn qua mấy dòng của học sinh Hữu:
“Em phục kiến thức thầy 5, phục nhân cách thầy 5, xin phép thầy, em
cho thầy 10 điểm, điểm tuyệt đối”.
Nhưng thầy Tự ơi! Người viết bài này cũng xin phép được cho điểm
thầy, tiếc thay đó không phải là điểm 10 tuyệt đối. Thầy cao cả lắm, thầy
hoàn toàn không phải là hệ quả của hoàn cảnh, nhưng dẫu sao ở trong thầy
vẫn còn điều gì đó chưa ổn. Từa tựa như Thứ trong Sống mòn của Nam
Cao. Thầy Tự nghèo, cái nghèo ấy có thể phần nào thông cảm được, nhưng
thử hỏi có thể có cách gì để không phải nghèo không? Thầy Tự có thể cực