ĐÁM CƯỚI KHÔNG CÓ GIẤY GIÁ THÚ - Trang 401

kỳ là hoàn thiện khi đứng trên bục giảng, nhưng trong đời sống bình
thường, kể cả trong quan hệ vợ chồng, dường như vẫn chưa đủ bản lĩnh sức
mạnh của một người đàn ông thực thụ. Chính sự yếu ớt đó đã không thể
làm thầy can đảm vạch mặt Xuyến và Quỳnh, một kẻ phản bội và một kẻ
ma cô, lừa đảo, mà thầy chỉ biết xấu hổ và ngượng ngập nằm im thin thít
trong cái “hang động” của mình.

Thầy giống như một cuốn sách hay đặt lầm chỗ, âm thầm khao khát một

xã hội toàn những người tốt đẹp, có thể chấp nhân cho thầy làm một thành
viên? Dù vẫn còn là nỗi day dứt không nguôi của người đọc khi khép trang
cuối cùng của Đám cưới không có giấy giá thú.

NHÂN CÁCH CỦA NHÀ VĂN TÁC PHẨM:

Đám cưới không có giấy giá thú

TRẦN ĐỨC CÔNG

(Phó tiến sĩ khoa học kỹ thuật

Đài Tiếng nói VN)

Thật hiếm có tác phẩm có giá trị như tác phẩm “Đám cưới không có

giấy giá thú” của nhà văn Ma Văn Kháng! Ở đây tôi không dám bàn đến giá
trị nghệ thuật mà chỉ nói đến nhân cách của người cầm bút. Ma Văn Kháng
là tượng trưng của tinh thần dũng cảm và lòng tin. Anh đã tự thoát khỏi
những trói buộc hiện tại để vươn xa nhìn lại quá khứ, nhìn vào hiện tại mô
tả đầy đủ sinh động những tiêu cực xã hội. Nhà văn tuy không phải là nhà
chính trị, song anh đã tự trang bị cho mình hệ thống quan điểm vững vàng.
Bằng tác phẩm của mình Ma Văn Kháng đã tự khẳng định được như thế
nào là văn nghệ. Nghề viết văn của anh là niềm vui vĩnh cửu, không phải
viết để nhuận bút, để nổi danh hay để nịnh hót theo đuôi. Anh viết từ lương
tâm, từ cả quá trình lao động gian khổ, tìm hiểu nhân tích lũy kiến thức và
kinh nghiệm. Thông cảm nỗi đau của người có lương tri không được làm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.