ĐÁM CƯỚI KHÔNG CÓ GIẤY GIÁ THÚ - Trang 399

các nhân vật xấu xuất hiện là Ma Văn Kháng lại nghiến răng lại mà đánh
như vùi dập hoặc bằng những lời chế diễu bỡn cợt, hoặc bằng những lời cay
nghiệt... Sự quá đáng ấy đã làm hại một phần cho tác phẩm. Còn ở nhân vật
Tự mà anh tin yêu nhất, thì cũng có sự quá đáng khác, anh đã lý tưởng hóa
nhân vật này tới mức Tự trở thành một nhân vật quá thánh thiện. Vì lẽ đó,
Tự đã là một trong những nhân vật như thiếu chân thực và giả tạo nhất
trong truyện này.

Trên đây, chúng tôi mới chỉ đề cập đến 1 số mặt, theo chúng tôi là cơ

bản nhất trong hiệu quả nghệ thuật của Đám cưới không có giấy giá thú, đó
là sự phác họa, phân

tích đánh giá nhận thức lại bộ mặt tinh thần của xã hội trong một thời

gian dài thông qua số phận của vài nhân vật. Những nghịch lý mà tác phẩm
thể hiện nhiều khi là tất yếu do sự bất cập của thời đại, của lý luận, có khi là
sự ngộ nhận do ngu dốt dẫn đến sự sắp đặt nhầm lẫn những vị trí, những
bậc thang giá trị xã hội và từ những nhầm lẫn mẹ lại đẻ ra vô vàn những
lầm lẫn con khác, gây ra những chấn thương xã hội không dễ gạt bỏ trong
ngày một ngày hai. Nhận thức đúng, đánh giá đúng đắn và khách quan quá
khứ là một yếu tố quan trọng giúp cho bước đường sắp tới ít mắc sai lầm
hơn, đó là ý nghĩa khách quan của Đám cưới không có giấy giá thú. Có thể
tác phẩm còn đặt ra những vấn đề khác nữa, còn có những điểm mạnh, điểm
yếu khác nữa nhưng không phải là sự quan tâm của chúng tôi trong bài viết
này.

2-1990

(V.N.Q.Đ. số 6/1990)

CẲM NHẬN HỌC TRÒ CHÂN DUNG NGƯỜI THẦY QUA TÁC

PHẨM

Đám cưới không có giấy giá thú

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.