cô bé mỏng mảnh, mỗi nét vẽ đều nhẹ nhõm, tinh tế khiến ta liên tưởng tới
cái đẹp của một bông hoa bướm, cần phải nâng niu. Nhưng, cái mặt tôn quý
ấy giờ đang cơng cơng, vênh vác, đáng ghét vô cùng.
- Ôi giời! Đứa nào nó phân phối cho thầy chiếc lốp này! Loại hai rõ như
ban ngày mà dám xưng là loại một chính phẩm!
Rôm cắn môi nhoi nhói cổ Tự, lưng Tụ. Mặt Tự như trát vữa, đầy ụ lên,
cồm cộm. Và môi Tự lập bập muốn bật lên lời kêu cầu. Cô Trình ơi là cô
Trình! Việc này với mọi anh cán bộ thì chẳng có gì đáng gọi là xấu xa cả.
Của là của mình, mình không dùng thì đem bán. Nhưng với một ông giáo
thì việc này chẳng hay ho gì. Nên tôi mong cô khe khẽ cái miệng một tí.
Sao cô cứ lớn tiếng. quát nạt như ở giữa nơi chợ búa thế!
Mặt cô Trình không hếch lên nữa. Nhưng cô cũng chẳng thèm để ý đến
ánh mắt khẩn nài, mong mỏi của Tự. Cô đưa bàn tay xinh đẹp vào mặt
trong chiếc lốp, lần lần rờ rờ, rồi thưỡi cái môi dưới thật dài, ỏng eo:
- Chỗ dày chỗ mỏng thế này, lốp rởm thì có! Tám chục bạc! Có khi dở
hơi nó mới rước của nợ này về. Tinh khôn thầy để ở đâu mà thầy vớ phải
cái đồ vét đĩa này, hả thầy?
Một câu thầy, hai câu thầy mà bằng bêu riếu Tự, làm nhục Tự. Rõ ràng
là hợm của, cậy tiền, hạch nạt Tự đang gặp hồi khốn quẫn rồi còn gì. Chao
ôi! Chẳng lẽ nghề thầy chẳng còn gì đáng giá nữa và chính Tự cũng phải
đang hạ giá nhân cách của mình? Tự phải tầm thường đi, phải hèn đi? Vì
miếng cơm mà phải đem đi bán cái lốp xe được phân phối để ăn chênh giá.
Vì muốn bán được nên phải ngậm miệng, chịu nhún, để nó tha hồ dè bỉu, từ
cái lốp xe đến sự tinh khôn của mình?
Mấy năm trước nó có quái ác như thế này đâu! Mấy năm trước nó ngoan
ngết na lắm kia. Dềnh dệch cái chân mang tật đi học về là nó không bế cháu
thì đan len thuê hoặc mặc cái áo lụa hồng đào ngồi tráng bánh cuốn ở cái