ngoại lặp đi lặp lại, những cuộc vận động chống lại các dòng tu kín huyền
bí như Thiên Chúa giáo, hội Tam Điểm, hội Phi Beta Kappa sinh ra? Một số
người Mỹ thường khó thấy được sự khác biệt giữa hiệp hội tình nguyện có
nghi thức rắc rối như hội Tam Điểm chẳng hạn, với một âm mưu xã hội và
giai cấp. Cũng vậy, cảm giác của những kẻ bảo thủ chính trị rằng thế giới sẽ
tận diệt nếu “người đó” được bầu không phải đến nhiệm kỳ thứ hai của
Roosevelt mới xuất hiện lần đầu tiên.
Nỗi lo bệnh hoạn kiểu này là kết quả của lòng đố kỵ và hoang mang bắt
nguồn từ trong tính cách. Trong khi những người dửng dưng kiểu truyền
thống định hướng không cảm thấy bất lực về chính trị hay bị chính trị xâm
phạm đời tư, chính nhờ bức màn phân cách họ với thế giới chính trị, thì
những người phẫn nộ kiểu nội tại định hướng lại có thể dễ dàng cảm thấy
bất lực và bị xâm phạm khi mọi chuyện không suôn sẻ với họ. Như chúng
ta đã thấy ở Chương V, đàn ông kiểu nội tại định hướng trở nên dễ tổn
thương trước chính mình khi anh ta không đạt được các mục tiêu đã bản
thân hóa. Anh ta có thể quên bàn tay vô hình chừng nào còn thành công,
nhưng trong thất bại hoang mang anh ta lại tìm cách làm cho nó trở nên hữu
hình để còn đánh nó được. Chính trị của anh ta, giống như tính cách anh ta,
trở nên chai sạn khi sự thiếu thành công để lộ ra và thể hiện sự thiếu hiểu
biết không thể nào chấp nhận nổi ở anh ta.
Phần nào chính tình trạng không hiểu đầy hoang mang của người phẫn
nộ làm anh ta thấy người thành thị giỏi giang có một vẻ tự tin ngời ngời khó
chịu của sự thấu hiểu khi so với anh ta. Anh ta ghen tị với điều này, và đánh
giá nó quá cao. Những ông trùm tư bản và luật sư thành thị thế kỷ 19, trong
tính cách của mình, hầu như cũng rõ ràng là kiểu nội tại định hướng như
địch thủ của họ ở thị trấn và nông thôn. Thế nhưng, sự giao tiếp giữa họ,
cũng giống như giữa các vùng và các giai cấp, bao giờ cũng mấp mé tan vỡ.
Ngày nay người ta thường cho rằng, vì khoảng cách trong giáo dục giữa
thành thị và nông thôn đã thu hẹp và vì các phương tiện truyền thông đại
chúng như radio thu hút cả khán giả nông thôn lẫn thành thị, nên suy ra