ĐÁM ĐÔNG CÔ ĐƠN - Trang 412

tranh vừa qua đã đem lại bằng chứng lặp lại rằng không chỉ các cá nhân mà
toàn thể các nhóm, toàn thể cộng đồng đều có thể tận dụng gian khó, những
khi gian khó ấy không quá áp đảo. Một ví dụ được Robert K. Merton,
Patricia Salter West và Marie Jahoda thuật lại trong công trình nghiên cứu
(chưa xuất bản) về một cộng đồng nhà ở của công nhân thời chiến ở New
Jersey. Công nhân thời chiến thấy mình sống trong một đống hỗn độn xây
cất cẩu thả, không có các tiện ích cộng đồng, không có hệ thống thoát nước,
không có cửa hàng. Bị hoàn cảnh thách thức, họ phản ứng lại bằng sự ứng
biến đầy nghị lực và, bất chấp mọi trở lực, xoay xở tự gây dựng cho mình
một cộng đồng tươm tất, sống được và thậm chí còn sống động. Đoạn kết
gây cụt hứng thì lại quen thuộc: cộng đồng này, khi đã vượt qua được vấn
đề lớn là tồn tại đơn thuần rồi, liền trở nên kém thú vị để sống, cửa hàng
hợp tác của họ, dựng lên bằng nỗ lực khéo léo và giàu nghị lực, đã sụp đổ.

Nghiền ngẫm lại những ví dụ ấy, người ta sẽ nhận ra rằng các trường hợp

khẩn cấp trong một xã hội hiện đại sẽ giúp gây dựng các kiểu xã hội mà
mọi người có thể dồn sức vào một cách chính đáng. Người ta cần sự biện
minh và, vì kiểu nội tại định hướng suy yếu đi, sẽ tìm nó trong hoàn cảnh
xã hội hơn là ở chính mình. Các du khách châu Âu và châu Á nói với người
Mỹ rằng [người Mỹ] chúng ta phải học cách hưởng thụ nhàn rỗi; họ hết chỉ
trích chủ nghĩa lý tưởng Thanh giáo của chúng ta đến chỉ trích cái gọi là
chủ nghĩa duy vật, một sản phẩm phụ của nó. Điều này không hữu ích gì
lắm: vì nếu muốn trở thành người độc lập, chúng ta phải tiếp tục trong sự
hài hòa với lịch sử và tính cách của mình, và hai thứ này giao cho chúng ta
một loạt nhiệm vụ phát triển và thú vui nhất định. Thế thì, điều chúng ta cần
là một sự giải thích lại, nó sẽ giúp chúng ta tập trung vào sự phát triển tính
cách cá thể mà những đòi hỏi Thanh giáo không còn cần tới để khuyến
khích tổ chức chính trị và công nghiệp. Chúng ta cần nhận ra rằng mỗi đời
người là một ca cấp cứu, chỉ xảy ra có một lần, và việc “cứu” nó, về mặt
tính cách, biện minh cho sự chăm chút và gắng gỏi. Vậy thì có lẽ chúng ta
sẽ không cần gây chiến hay nổ súng vì nỗ lực hằng ngày của đời sống tự nó
chưa đủ thách thức, hay vì các mối đe dọa và đòi hỏi bên ngoài có thể gây

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.