ĐÁM ĐÔNG CÔ ĐƠN - Trang 421

chúng ta bằng cách nói rằng cần phải có một dòng suy nghĩ sáng tạo, không
tưởng lớn lao gấp bội, rồi chúng ta mới có thể thấy rõ ràng hơn mục tiêu mà
chúng tôi gợi ý lờ mờ bằng từ “độc lập”.

Độc giả nào còn nhớ chúng ta đã khởi đầu bằng các phong trào tăng dân

số cùng với cải cách kinh tế và công nghệ rộng lớn, mù quáng ra sao thì có
thể hỏi liệu chúng ta có thật lòng chờ thấy lối suy nghĩ không tưởng - bất
luận đầy cảm hứng thế nào - đi ngược lại mọi số phận mà các phong trào
này dành sẵn cho con người hay không. Thực ra, tôi tin rằng chỉ một số ý
tưởng là sẽ được sinh ra và trụ vững, trong bất kỳ hoàn cảnh kinh tế xã hội
nào. Còn tính cách, cùng tất cả những bất trị và khuynh hướng tự tái sinh
của nó, phần lớn sẽ quy định cách thức các tư tưởng được đón nhận. Nhưng
bất chấp hàng loạt chướng ngại ngăn trở sự thay đổi vốn cố hữu trong cấu
trúc xã hội và cấu trúc tính cách, tôi vẫn tin rằng tư tưởng có thể có một
đóng góp quyết định trong lịch sử. Marx, tuy bản thân đã phủ nhận rằng tư
tưởng vô cùng quan trọng và bác bỏ các suy đoán không tưởng của các nhà
chủ nghĩa xã hội đi trước, song chính ông cũng đưa ra một ví dụ không thể
bác bỏ được về quyền năng của tư tưởng trong lịch sử. Như tất cả chúng ta
đều biết, ông không cho rằng giai cấp công nhân chỉ cần được giải phóng
duy bởi các sự kiện mà thôi. Trong vai trò khác là nhà tuyên truyền, bản
thân ông cũng đã cố gắng định hình môi trường ý thức hệ và định chế mà
trong đó công nhân sẽ sống.

Tôi nghĩ ngày nay chúng ta cần cương quyết làm sao để mọi người nhận

thức được kiểu loại môi trường hay điều kiện mà Marx bác bỏ bởi cho là
không tưởng, trái ngược với lối tiếp cận thụ động và máy móc các triển
vọng cho môi trường của con người mà ông đã góp phần cổ vũ trong những
tác phẩm có ảnh hưởng nhất của mình. Song, vì chúng ta sống trong một
thời vỡ mộng, nên suy nghĩ như vậy, tuy hợp lý về mục đích và phương
pháp mà không đơn giản chỉ là thoát ly, lại không dễ dàng. Sẽ dễ hơn nếu ta
tập trung vào các chương trình hầu chọn lựa những gì đỡ tệ hại hơn trong số
những cái tệ hại. Chúng ta biết rõ về “tính vô sở cầu chết tiệt của người
nghèo”; cả người giàu nữa, như tôi đã cố cho thấy trong cuốn sách này,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.