ĐÁM ĐÔNG CÔ ĐƠN - Trang 69

Dù một số người phê bình Đám đông cô đơn rành mạch hơn đã chỉ trích

là cuốn sách hơi quá lạc quan về sự nhàn rỗi và dư dật của nước Mỹ, nhưng
lại có những người khác (nhất là đồng nghiệp Talcott Parsons của tôi) phê
phán nó là nhấn mạnh quá mức đến cảm giác xa lánh với công việc và đời
sống gia đình khi mà, như nhiều bằng chứng khách quan chỉ ra, rất nhiều
khía cạnh trong đời sống Mỹ đã được cải thiện.

[76]

Một điều đã xảy ra như

là hệ quả của chính trật tự các thay đổi mà Đám đông cô đơn bàn luận là sự
gia tăng những kỳ vọng vào cuộc đời ở nhiều người Mỹ đã vượt lên khỏi
mưu cầu sinh kế. Đây là “cuộc cách mạng gia tăng kỳ vọng” kiểu Mỹ với
phương châm “Nếu mọi chuyện đã tốt đẹp rồi thì sao lại không thể tốt đẹp
hơn nữa?” Alexis de Tocqueville, trong cuốn sách về chế độ cũ (ancient
régime), có lẽ là người đầu tiên quan sát thấy rằng các cuộc cách mạng xảy
ra không phải khi con người bị áp bức tàn tệ mà là khi tiêu chuẩn sống tăng
lên và đàn áp chính trị trở nên bớt gay gắt phần nào; cuộc cách mạng ở
Hungary và cú lật đổ lãnh đạo ở Ba Lan năm 1956 chỉ là một vài trong số
những minh họa gần đây nhất. Kenneth Keniston mới đây đã mô tả tình
trạng xa lạ (alienation) đã lan rộng trong nhiều thanh niên Mỹ có đặc quyền
đặc lợi.

[77]

Nhiều người đi tìm một sự nghiệp, một giao kết tận tụy, và một

số tìm kiếm điều này ở bên ngoài nước Mỹ, nhưng rất ít khi ở phía sau Bức
Màn sắt,

[78]

mà là ở Ấn Độ, châu Phi, Cuba hay Israel. Có vẻ như con

người không thể sống được lâu trong một thế giới tĩnh tại, tỉnh táo cạn kiệt
hệ tư tưởng - một thế giới của những nhóm phủ quyết và quyền lực đối
trọng với những thành tựu vừa phải, hợp tình hợp lý bên trong chế độ; cũng
không còn hiệu nghiệm nữa khi lớp già dạy lớp trẻ rằng cố đạt được cái gì
đó tốt đẹp hơn nữa thì sẽ kéo theo những cái xấu xa còn tệ hại hơn: nỗi sợ
chỉ có thể đóng vai trò cản trở hy vọng trong một xã hội tĩnh tại hay trong
một giai đoạn ngắn.

Nếu trong các nước “đang phát triển” ngày nay con người thấy trước

mục tiêu xóa bỏ đói nghèo và bóc lột, thì trong các nước “quá phát triển”
con người lại trở nên ý thức rõ về những nỗi thất vọng tinh tế hơn, sự xa lạ
gián tiếp hơn. Vậy nhưng, họ không biết làm sao để tiến hành một chương

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.