Sau đó tôi lại hỏi: “Anh/chị có thể trao đổi công việc với ai? Vấn
đề mà cấp trên của anh/chị đang cần giải quyết là gì?”.
Nếu bạn có người quen trong công ty, hãy gọi điện hoặc viết
email cho họ để nắm rõ thông tin về vấn đề khách hàng và
các nhà cung cấp. Điều gì khách hàng hài lòng? Điều gì
khiến họ thất vọng? Những người bán hàng nhận xét gì về
công ty? Hãy tìm hiểu tình hình tiêu thụ tại các chi nhánh ở địa
phương. Tại sao người tiêu dùng chọn mua sản phẩm của công ty
hay tại sao họ không muốn mua? Nhờ những tiện ích của
Internet và những mối quan hệ, bạn sẽ có được cái nhìn khái
quát về tình hình của công ty.
Từ đó, bạn sẽ xác định được thế mạnh nào của bạn phù hợp với
yêu cầu của công ty. Bây giờ, bạn có thể hình dung mình với tư
cách là người mang đến giải pháp, nhờ thế bạn đã tạo ra sự
khác biệt với các ứng viên khác.
CHUẨN BỊ BÀI THUYẾT TRÌNH “TÔI CẦN CƠ HỘI”
Sau khi đã nắm được những thách thức mà công ty đang đối
mặt, bạn hãy tiếp thị bản thân với tư cách là người mang đến giải
pháp tối ưu cho những vấn đề mà họ đang gặp phải. Bạn đến buổi
phóng vấn không chỉ để tìm việc làm mà còn để trình bày rằng bạn
đang cần một Cơ Hội.
Bạn phải thể hiện để nhà tuyển dụng thấy mình nắm rõ yêu cầu
của công ty, đồng thời trình bày giải pháp bạn sẽ thực hiện để giải
quyết những vấn đề còn tồn đọng của công ty. Bạn nên cho họ
thấy mình nắm vững tình hình của công ty hơn cả những nhân viên
chính thức mà họ đã tuyển dụng. Tiếp đó, bạn giải thích về những
lợi ích mình sẽ mang đến cho công ty. Hãy làm cho họ tin rằng
nếu có sự đóng góp của bạn, tình hình công ty sẽ thay đổi tích cực ra