tượng, và cũng đừng nhồi nhét những thông tin không cần thiết
trong CV. Thay vào đó, bạn hãy tập trung vào yêu cầu của họ và
những điều bạn thật sự có thể làm để đáp ứng yêu cầu ấy. Nếu
bạn tiếp cận nhà tuyển dụng theo cách chấp nhận khó khăn để tìm
hiểu rõ sự việc, bạn sẽ nhanh chóng “hạ gục” họ.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý: Nếu bạn bước vào văn phòng và
ngang nhiên phơi bày những khó khăn của họ, rồi tự cho mình là giải
pháp mà họ đang tìm kiếm, thì khi ấy trong mắt họ bạn chẳng
khác nào kẻ phá rối. Trong tình huống này, thái độ ứng xử của bạn
rất quan trọng. Bạn muốn đến công ty họ với sự thiện chí hay với
thái độ ngạo mạn? Bạn mong muốn tạo dựng một mối quan hệ tốt
đẹp hay muốn gây hiềm khích? Tất cả tùy thuộc vào thái độ của
bạn.
Chia sẻ từ Jennifer
Công ty mà tôi từng làm việc đã tuyển dụng một nhân viên ngay
từ khi cậu ấy còn là sinh viên thực tập. Cậu ấy đã sử dụng toàn
bộ khoảng thời gian thực tập của mình để giúp chúng tôi nhận ra
những hạn chế trong việc giữ quan hệ với khách hàng cũng như
những hoạt động thiếu hiệu quả của công ty, và ở vấn đề nào
cậu cũng đưa ra những giải pháp khả thi. Ngay lập tức, cậu ấy
được mời làm nhân viên chính thức của công ty chúng tôi trong
khi vẫn chưa tốt nghiệp.
Khi nắm được tình hình của công ty, việc chúng ta nên làm là thể
hiện sự quan tâm đến vấn đề của họ và đề nghị được giúp đỡ:
“Trong quá trình tìm hiểu về công ty, tôi được biết về nhu cầu dự
trữ các sản phẩm có giá trị cao. Để tăng lượng hàng dự trữ đó, cách
tốt nhất là thay đổi một vài điểm trong việc dự báo và trong quy