sửng sốt trước mẫu hoa văn cầu kỳ của nó. Ở Mỹ, những món đồ thủ công
như thế này thường tốn đến hai tuần lương của Aditi. Nhưng ở Ấn Độ thì
không.
Kavita để mặc tấm vải mỏng quét lướt thướt trên sàn khi cô đi tới chỗ
cái gương gắn bên trong cánh cửa tủ quần áo của cô. Cô ướm sát tấm vải
vào cơ thể mình và nhớ đến một trong những lần đầu tiên cô được mặc một
chiếc sari – đó là lần cô tới dự
của em họ cô. Hôm đó, mẹ
Kavita đã giảng giải cho cô rằng sari không chỉ là một món y phục. Đó là
một phương tiện giao tiếp của phụ nữ Ấn Độ. Bà chỉ cho cô biết rằng việc
giơ miếng vải lên che một góc mặt là ngụ ý cô đang đùa giỡn, trong khi kéo
các nếp gấp ở vai lại có ý nghĩa là cô đang cảm thấy bẽn lẽn.
Kavita chưa bao giờ cảm thấy như vậy. Đối với cô, sari là một mối phiền
toái, nó khiến cô lóng ngóng và mất hẳn vẻ duyên dáng. Tấm vải thường
xuyên tuột xuống khỏi vai cô và phần pallu, cái đuôi dài lê thê đáng lẽ phải
được vắt qua vai và cánh tay, sẽ bị kéo lê trên sàn. Khi chiếc sari được
quấn chặt – để lộ một chút dáng vóc của người phụ nữ – cô cảm thấy mình
như bị mắc kẹt trong tấm vải đó, thật ngột ngạt.
Kavita đưa tấm vải lên sát mặt và vui thích ngắm nhìn sắc xanh của tấm
vải làm nổi bật màu mắt cô, trong khi màu vàng kim tôn lên sắc da cô.
Aditi. Cô ấy luôn lựa chọn quà cáp rất kĩ càng; Kavita có thể tưởng tượng
bạn thân của cô đã phân vân bao lâu trước chiếc váy này trước khi mua
nó. Cô cảm thấy tiếc nuối vì đã không có mặt ở đây để trực tiếp nhận nó,
để đích thân cảm ơn cô ấy.
Cô để mặc tấm vải sáu thước trải dài trên sàn gỗ cứng. Một chiếc phong
bì trượt xuống từ một trong các nếp gấp. Kavita thu tấm vải lại và nhặt
chiếc phong bì lên, rồi mang cả hai thứ đó đến chỗ giường của mình. Cô
ngồi trên tấm đệm mút và đặt một cái gối vào sau lưng. Tên của Kavita
được viết ở ô địa chỉ trên chiếc phong bì bằng nét chữ viết tay rất đẹp của
Aditi.
Cô mở chiếc phong bì và lấy ra một lá thư viết tay.