Chương 1
Sự việc xảy ra vào năm 1932, khi trại giam tiểu bang vẫn còn ở Cold
Mountain. Dĩ nhiên chiếc ghế điện cũng ở đấy.
Bọn tù nhân bày chuyện giễu cợt về chiếc ghế, theo cách người ta vẫn giễu
cợt về những chuyện làm họ sợ hãi nhưng không bỏ qua được. Họ gọi nó là
Già Sparky, hoặc Juicy Bự. Họ tán phét về công suất, và bằng cách nào
Giám thị Moores sẽ làm bữa tối nhân dịp Lễ Tạ ơn mùa thu năm đó, trong
khi bà Melinda vợ ông ấy, quá bệnh hoạn, không nấu nướng được.
Nhưng đối với những kẻ thực sự phải ngồi vào chiếc ghế điện thì câu
chuyện hài hước mau chóng tắt lịm. Tôi đã chủ trì hơn bảy mươi tám vụ xử
tử trong suốt thời gian công tác ở Cold Mountain, một con số mà tôi không
bao giờ nhầm lẫn; ngay cả lúc hấp hối trên giường bệnh, tôi vẫn sẽ nhớ đến
nó, và tôi nghĩ rằng, đối với hầu hết những con người đó, sự thật của điều
sắp xảy ra cho họ, rốt cuộc sẽ đeo đẳng họ suốt con đường về nhà, khi mắt
cá chân bị khóa chặt vào những cái chân bằng gỗ sồi chắc nịch của Già
Sparky. Lúc ấy họ nhận ra đôi chân của chính họ đã kết thúc sự nghiệp của
chúng. Máu vẫn còn chảy, các bắp thịt vẫn còn mạnh, nhưng chúng đã tiêu
vong, chẳng có gì khác; chúng sẽ không bao giờ đi thêm một dặm đường
quê hương, hoặc khiêu vũ với một cô gái trong dịp ăn mừng xây kho thóc
nữa. Khách hàng của Già Sparky hiểu rằng cái chết của họ dâng lên từ mắt
cá chân. Một cái túi màu đen bằng lụa được chụp vào đầu sau khi họ đã nói
xong những lời cuối cùng, vốn huyên thiên, và phần lớn là rời rạc. Cái túi
được xem là dành cho họ, nhưng tôi luôn nghĩ nó thật sự là để cho chúng
tôi, để chúng tôi không thấy được trạng thái lạc thần đáng sợ trong mắt họ
khi họ nhận ra sắp phải chết.
Không có dãy xà lim tử tội ở Cold Mountain, chỉ duy nhất Khu E, tách xa
bốn khu khác và rộng bằng khoảng một phần tư, bằng gạch thay vì gỗ, với
một cái mái ghê rợn bằng kim loại trần trụi, chói chang dưới ánh mặt trời
mùa hè. Bên trong là sáu xà lim ở hai bên một lối đi rộng, mỗi xà lim rộng
gấp đôi các xà lim trong bốn khu kia. Lại là phòng một người nữa. Tiện