Hãy nói về cách lấy lại lòng tin. Hãy lắng nghe những gì mọi người nói với
bạn và sử dụng những nhận xét ấy như điểm khởi đầu.
HÃY THAY ĐỔI
Làm những gì tốt đẹp cho nhóm, chẳng hạn trước kia bạn thường quên
công nhận những thành quả của cả nhóm, thì hãy làm việc đó ngay bây giờ.
Khi ai đó làm việc hiệu quả, hãy khen ngợi ngay. Và tốt hơn cả, hãy cho
người giám sát của bạn biết. Công khai những thành quả mà cả nhóm đạt
được. Chúc mừng những thành quả của họ.
HÃY CHỨNG MINH
Nói là một chuyện, làm lại là chuyện khác. Đừng chỉ tạo thói quen chung
vui chiến thắng, hãy tạo cả thói quen chia sẻ khó khăn. Hãy luôn có mặt ở
những nơi đầu sóng ngọn gió. Hãy hỏi mọi người xem bạn có thể làm gì
giúp họ. Thường xuyên làm việc đó có nghĩa là bạn sẽ tìm thêm nhiều
nguồn lực hoặc tiếp thêm sức mạnh cho họ. Hãy luôn ở vị trí mà mọi thành
viên trong nhóm đều có thể thấy rằng bạn luôn sẵn sàng hỗ trợ họ. Điều đó
gửi đi một thông điệp mạnh mẽ rằng bạn đang cố gắng tạo ra những thay
đổi tích cực. Tạo dựng lại lòng tin không bao giờ là việc dễ dàng, nhưng đó
là điều đáng làm và khi bạn làm được thì nó sẽ giúp tạo dựng lòng trung
thành nơi nhân viên của bạn.
Biết rằng không phải lúc nào cũng có thể thỏa hiệp được
Mặc dù có ý định tốt, nhưng có những nhà quản lý không thể chuộc lại
lỗi lầm của mình. Và là một trong những nhà lãnh đạo, bạn cần nhận thức
được những thiếu sót của họ. Chẳng hạn, nhà quản lý không khéo quản lý
thời gian, nguồn lực và con người, nên dự án bị đổ bể, do vậy, anh ta đổ lỗi
cho những người khác, thậm chí theo cách đáng ghê tởm. Những nhà quản
lý đó cho chúng ta thấy một ví dụ rằng họ chỉ quan tâm đến bản thân. Tạo
dựng lại lòng tin trong trường hợp như vậy là không thể. Nếu nhà quản lý