quản lý tiếp quản một bộ phận có vấn đề hay chính bản thân ông đánh mất
lòng tin nơi nhân viên, tình hình sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều. Trong tình
huống đầu tiên, nhà quản lý cần phải thiết lập các quy tắc nền tảng mới,
ông cần đưa ra kỳ vọng về cách ứng xử cũng như hiệu suất công việc. Xác
định mục tiêu mới chỉ là một nửa công việc, nhà quản lý còn cần phải thảo
luận với mọi người về những gì ông mong đợi ở họ trong sự hợp tác, cộng
tác và phối hợp. Đối với những nhân viên tôn thờ khẩu hiệu “mọi người vì
một người”, ý tưởng làm việc hòa hợp với những người khác nghe có vẻ
hão huyền. Đó chính là những người mà nhà quản lý cần dành nhiều công
sức và dẫn dắt bằng những ví dụ của chính bản thân mình. Nhà quản lý cần
phải phối hợp với những người khác để gây dựng sự đồng lòng, để đạt mục
tiêu và giải quyết những việc khó khăn. Tất cả mọi người sẽ noi theo tấm
gương của sếp. Những người không tiếp thu được thông điệp của toàn
nhóm sẽ phải ra đi. Đôi khi, việc loại bỏ một người bất mãn sẽ cải thiện
thái độ và triển vọng của cả nhóm.
Thường thì các nhà quản lý cấp trung sẽ phải tiếp quản những nhóm có
vấn đề, do đó, việc gây dựng lại lòng tin sẽ mất rất nhiều thời gian, nhưng
cũng không khó bằng việc khôi phục lòng tin ở những nhóm đã phải chịu
ấm ức vì những sai lầm của chính bạn. Chẳng hạn như bạn yêu cầu nhóm
hoàn thành công việc đúng thời hạn dưới áp lực nặng nề. Nhưng bạn không
những không chia sẻ thực tế khó khăn của toàn nhóm mà còn chỉ trích họ.
Mọi thứ trở nên tồi tệ, nhưng vẫn có thể có cách cứu vãn. Và dưới đây là
một số gợi ý cho bạn gây dựng lại lòng tin.
HÃY CỞI MỞ
Hãy thừa nhận sai lầm của bạn. Hãy xin lỗi vì những gì bạn đã gây ra
làm mất lòng tin của nhóm. Đừng cố bào chữa cho những lỗi lầm đó, hãy
thẳng thắn và cởi mở. Thừa nhận sai lầm của mình trong cuộc họp với nhân
viên là hành động đúng đắn, nhưng đó mới chỉ là bước đầu tiên. Bạn cần
phải gánh vác trách nhiệm và thể hiện rằng bạn là người có trách nhiệm.